Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung năm 2014 - Ảnh: M.G. |
Là những điểm thay đổi đáng chú ý trong phương thức tuyển sinh của ĐHQG TP.HCM năm 2015.
Tối 13-10, ĐHQG TP.HCM đã công bố phương thức tuyển sinh năm 2015 áp dụng cho tất cả các trường, khoa thành viên cũng như môn xét tuyển cho từng ngành của các đơn vị trực thuộc.
So với năm 2014, phương thức tuyển sinh năm 2015 của ĐHQG TP.HCM có nhiều thay đổi. Mặc sù tổ hợp 3 môn xét tuyển ở nhiều trường thành viên vẫn theo khối thi truyền thống nhưng có một số ngành xét tuyển thêm một số tổ hợp môn thi mới như toán, hóa, tiếng Anh hoặc Ngữ văn, Sử, tiếng Anh...
Phải có điểm THPT từ 6,5
Đây là năm đầu tiên ĐHQG TP.HCM áp dụng việc sơ tuyển dựa vào kết quả họa tập bậc THPT.
Theo đó, để nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường thành viên ĐHQG TP.HCM, thí sinh phải có kết quả học tập trung bình các năm THPT (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12) đạt từ 6,5 trở lên.
Sau khi qua vòng sơ tuyển này, thí sinh mới đủ điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển chính thức dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia.
ĐHQG TP.HCM chỉ xét tuyển thí sinh dự thi tại cụm do các trường ĐH tổ chức, không tuyển thí sinh dự thi tại các cụm địa phương.
Riêng về xét tuyển, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ nhận hồ sơ và xét tuyển nhiều đợt. Trong đó đợt 1 nhận hồ sơ từ 1 tuần sau khi bắt đầu đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia đến 2 tuần sau khi thí sinh hoàn thành kỳ thi THPT quốc gia.
ĐH này chỉ xét tuyển các thí sinh dự thi tại các cụm thi THPT quốc gia do các trường ĐH tổ chức thi; thí sinh có hạnh kiểm đạt từ loại khá trở lên và có các điểm trung bình năm học lớp 10, năm học lớp 11 và điểm trung bình học kỳ 1 của lớp 12 đều từ 6,5 trở lên và phải có hạnh kiểm từ khá trở lên.
Về cách thức nộp hồ sơ, thí sinh đăng ký thông tin trực tiếp qua trang thông tin điện tử của trường hoặc nộp trực tiếp tại bộ phận tuyển sinh của trường.
ĐHQG TP.HCM xét tuyển làm nhiều đợt, Trong đó đợt 1 nhận hồ sơ từ 1 tuần sau khi bắt đầu đăng ký dự thi kỳ thi THPT quốc gia đến 2 tuần sau khi thí sinh hoàn thành kỳ thi THPT quốc gia.
Khi có kết quả, trường sẽ xét từ cao xuống thấp (bao gồm điểm ưu tiên theo qui định). Điểm chuẩn là kết quả kỳ thi THPT quốc gia, không xét đến điểm trung bình THPT (chỉ là điểm sơ tuyển điều kiện đầu vào).
Trong trường hợp cần chọn giữa các thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau thì sử dụng tiêu chí bổ sung là điểm trung bình 2 năm học lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 THPT.
Tùy theo điều kiện thực tế, sau khi xét tuyển đợt 1, các trường có thể xét tuyển bổ sung, mỗi đợt xét tuyển kéo dài 20 ngày.
Tuyển thẳng học sinh trường THPT xuất sắc
Kỳ thi tuyển sinh năm 2015, ĐHQG TP.HCM áp dụng việc tuyển thẳng học sinh 5 trường THPT trên cả nước có điểm thi ĐH cao nhất năm 2014.
Chỉ tiêu tuyển thẳng tuyển thẳng cho mỗi ngành/nhóm ngành bằng 5% chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm của ngành/nhóm ngành.
Điều kiện tiên quyết để xét tuyển thẳng là thí sinh phải tốt nghiệp THPT. Các điều kiện khác theo thứ tự ưu tiên gồm: là thành viên đội tuyển quốc gia tham dự các kỳ thi quốc tế; đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia; học sinh có kết quả học tập tốt thuộc 5 trường THPT xuất sắc (kết quả học tập 5 học kỳ THPT, bài luận lý do xin xét tuyển vào ĐHQG TP.HCM và định hướng phát triển của bản thân, thư giới thiệu của giáo viên THPT).
Đặc biệt năm 2015, ĐHQG TP.HCM thí điểm xét tuyển học sinh 5 trường THPT có điểm thi cao nhất trong kỳ tuyển sinh năm 2014 (căn cứ trên điểm thi ĐH trung bình của thí sinh).
Kỳ thi tuyển sinh năm 2014, ĐHQG TP.HCM sẽ bổ sung một số tổ hợp các môn xét tuyển mới và bỏ việc nhân đôi hệ số ở một số ngành, trường. Trong đó, Trường ĐH Kinh tế - Luật sẽ bỏ việc nhân đôi hệ số của tất cả các ngành.
Về môn xét tuyển, tại Trường ĐH Bách khoa sẽ bổ sung thêm tổ hợp 3 môn xét tuyển mới là toán, hóa và tiếng Anh cho một số ngành.
Trong khi đó, tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, nhiều ngành sẽ không xét tuyển các môn thuộc khối A trước đây và bổ sung thêm tổ hợp ngữ văn, toán và lịch sử. Đa số các ngành đều xét tuyển tổ hợp này bên cạnh các tổ hợp khác.
ĐHQG TP.HCM đưa ra nhiều tiêu chí sơ tuyển khác nhau nhưng để tránh xáo trộn quá trình học tập của học sinh, năm 2015 chỉ áp dụng ba tiêu chí là sơ tuyển kết quả học tập THPT, kết quả kỳ thi quốc gia và điểm ưu tiên nếu có. Những năm sau, ĐHQG dự kiến sẽ áp dụng thêm các tiêu chí khác như: đánh giá năng lực học tập (kỳ thi THPT quốc gia hoặc các kỳ thi đánh giá năng lực được công nhận trên thế giới); khả năng tư duy, năng khiếu (thông qua bài thi đánh giá năng lực tư duy, đánh giá năng lực ngoại ngữ); năng lực hoạt động xã hội (kết quả thành tích tham goa hoạt động xã hội, thể thao…) |
Thông tin chi tiết các môn xét tuyển vào các trường thành viên ĐHQG TP.HCM, mời để xem.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận