|
Làm kèn cũng phải biết thổi kèn. Nếu không có sự am hiểu về nhạc lý sẽ không thể hiểu được cấu tạo của chiếc kèn |
Tên làng được ghép từ hai chữ “Phạm” với “Pháo” vì nơi đây có đông người thuộc họ Phạm (một trong bốn dòng họ có công gây dựng nên mảnh đất Hải Hậu hôm nay) và mảnh đất ấy giống hình khẩu pháo.
Với người dân xứ đạo Nam Định thì tiếng kèn rất thân thuộc, nhà thờ nào cũng có đội kèn. Trẻ con mới sinh ra đã được làm lễ rửa tội trong tiếng kèn, những ngày lễ thánh trọng đại không thể thiếu tiếng kèn hòa cùng giọng hát của ca đoàn giáo xứ, đám ma cũng có đội kèn, ngày lên đường nhập ngũ cũng có tiếng kèn.
Con trai ở làng được vào đội kèn của giao xứ là vinh dự cho gia đình và được nhiều người con gái thích.
Tiếng kèn là tâm hồn, là nguồn vui giúp người nông dân vượt qua cực nhọc cuộc đời. Chính vì thế mà nghề làm và sửa kèn đồng ở Phạm Pháo tồn tại, tiếp nối qua các thế hệ và đạt đến trình độ cao.
|
Bà Phạm Thị Tin (55 tuổi, trái) cho biết: ”Nhà tôi từ bé đến lớn đều tham gia một công đoạn nào đó của việc làm kèn” |
|
Ống đồng được đưa vào máy uốn thủy lực tự chế để uốn theo ý muốn |
|
Chiếc kèn đồng lớn nhất khu vực Đông Nam Á dài 5,5m, loa kèn rộng 1,25m, nặng trên 3 tạ, làm hoàn toàn bằng đồng được bảo quản tại tòa giám mục Bùi Chu, tỉnh Nam Định |
|
Từ một tấm đồng phẳng, người thợ làng Phạm Pháo có thể gò tay thành một chiếc kèn và chỉ sử dụng máy uốn tự chế, máy tiện cho các chi tiết và công đoạn khó |
|
Ông Nguyễn Duy Đông - người làm kèn có tiếng ở làng |
|
Đội kèn trong ngày hội |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận