06/01/2018 08:30 GMT+7

Yêu miêu truyện của Trần Khải Ca là Mật mã Da Vinci Trung Quốc?

THỤC NGHI
THỤC NGHI

TTO - Yêu miêu truyện đã làm thỏa mãn mơ tưởng đẹp đẽ về Đại Đường thịnh thế mà đạo diễn Trần Khải Ca đã bỏ thời gian 6 năm để xây dựng.

Chỉ sau một tuần trình chiếu tại Trung Quốc, doanh thu phòng vé của Yêu miêu truyện đã cán mốc 350 triệu CNY. Ăn theo cơn sốt của phim là những phản hồi tích cực dâng trào như sóng cuộn.

Trong một cuộc khảo sát ý kiến khán giả dành cho Yêu miêu truyện do tờ Sina tổ chức, điểm trung bình khán giả chấm cho bộ phim là 8 điểm, cao nhất là 9 điểm, thấp nhất là 6,5 điểm, không có điểm dưới trung bình.

Ngoài nam chính Huỳnh Hiên được nhắc đến nhiều nhất, còn lại khán giả đều dành lời khen cho phiên bản Dương Quý Phi của Trương Dung Dung.

Yêu miêu truyện được chuyển thể từ tiểu thuyết ma mị Sa môn Không Hải của nhà văn Nhật Bản nổi tiếng Yumemakura Baku, đạo diễn Trần Khải Ca đã chọn lọc trong nguyên tác câu chuyện có liên quan đến yêu mèo để dựng thành phim, vì thế bộ phim được đặt tên là Yêu miêu truyện.

Ban đầu nhà biên kịch Vương Tuệ Linh phụ trách cải biên Yêu miêu truyện, nhưng sau đó đạo diễn Trần Khải Ca đã trau chuốt lại kịch bản suốt gần 5 năm, vì thế Vương Tuệ Linh và Trần Khải Ca đã cùng đứng tên đồng biên kịch.

Yêu miêu truyện của Trần Khải Ca là Mật mã Da Vinci Trung Quốc? - Ảnh 1.

Yêu miêu truyện đã mang đến cho khán giả cái nhìn toàn cảnh về đại Đường thịnh thế, phim ra rạp Việt từ ngày 5-1 - Ảnh: Sina

Chính sử và giả sử trộn lẫn vào nhau

Điểm nổi bật của Yêu miêu truyện là đã thỏa mãn phần nhìn về một Đại Đường thịnh thế, gồm cung điện đèn đuốc rực rỡ, trang phục lộng lẫy, tài tử phong lưu, giai nhân xinh đẹp, thơ Đường của Lý Bạch "Mặt tưởng là hoa, áo ngỡ mây"…

Mùa hè năm 850, thành Trường An đang yên bình bỗng trở nên hỗn loạn khi xuất hiện một con yêu miêu. Cùng thời diểm đó, vua Đường Huyền Tông mặc phải một căn bệnh lạ như bị ma ám và qua đời một cách bí ẩn.

Trailer - Yêu miêu truyện - legend of the demon cat

Trong lúc triều chính hỗn loạn, nhà thơ Bạch Lạc Thiên (Huỳnh Hiên đóng) và nhà sư Không Hải (Sometani Shota đóng) đến từ Nhật Bản đã bắt tay vào lần tìm nguyên nhân thực sự đằng sau cái chết của vua và chân tướng của yêu miêu khiến kinh thành khiếp sợ…

Về mặt kịch tính, Trần Khải Ca giữ nguyên phong cách làm phim quen thuộc, đem tất cả thù hận phơi bày một cách rõ ràng, toàn bộ hóa thành ân oán cá nhân và nhi nữ tình trường.

Yêu miêu truyện được ví như Mật mã Da Vinci phiên bản Trung Quốc, chỉ khác là nhân vật chính trở thành nhà thơ Bạch Lạc Thiên đời Đường, bóc trần bí mật ẩn giấu trong bài thơ "Trường hận ca".

Yêu miêu truyện của Trần Khải Ca là Mật mã Da Vinci Trung Quốc? - Ảnh 3.

Hai nam chính nhà thơ Bạch Lạc Thiên (Huỳnh Hiên đóng) và nhà sư Không Hải (Sometani Shota đóng) - Ảnh: Sina

Nhà văn Nhật Bản Yumemakura Baku đã vận dụng thành thạo các yếu tố trinh thám, suy đoán, huyền thuật… khiến câu chuyện tràn ngập kịch tính hồi hộp, lôi cuốn người xem, chính sử và giả sử trộn lẫn vào nhau chặt chẽ.

Dùng vũ điệu cuồng nhiệt truyền tải sự hưng thịnh của nhà Đường

Trong trường đoạn Cực Lạc yến - buổi tiệc mừng sinh nhật Dương Quý Phi, từ vũ đài có thể nhìn thấy sự phồn hoa thịnh vượng của Đại Đường, khiến người xem không khỏi cảm khái: "Thì ra thành Trường An thời đó lại đẹp đẽ như vậy".

Tại Hồ Ngọc lâu, Hồ Cơ Ngọc Liên (Trương Thiên Ái đóng) múa vũ điệu Hồ Hoàn, điệu múa uyển chuyển mà vẫn không đánh mất nét phong tình bản xứ, cho thấy sự xâm nhập của văn hóa nước ngoài trong thời kỳ nhà Đường.

Yêu miêu truyện của Trần Khải Ca là Mật mã Da Vinci Trung Quốc? - Ảnh 4.

Từ vũ điệu của Hồ Cơ Ngọc Liên có thể nhìn thấy sự phồn hoa thịnh vượng của Đại Đường - Ảnh: Sina

Hoa Ngạc Tương Huy lầu được mệnh danh là thiên hạ đệ nhất lầu, nơi diễn ra Cực Lạc yến, đây là bối cảnh quan trọng của bộ phim Yêu miêu truyện, đạo diễn Trần Khải Ca đã tập trung toàn bộ nhân lực trong đoàn phim để thực hiện trường đoạn này.

Cực Lạc yến được quay trong 23 ngày, xuyên suốt thời gian này đoàn làm phim đã gặp phải một thử thách lớn khi trời mưa liên tục, khiến công việc ghi hình gặp không ít khó khăn.

Điểm nhấn của Cực Lạc yến mà đạo diễn Trần Khải Ca tập trung nhiều nhất là hệ thống ánh sáng, ông đã dùng hơn 1.000 ánh đèn các loại để thể hiện quang cảnh rực rỡ của yến tiệc.

Yêu miêu truyện của Trần Khải Ca là Mật mã Da Vinci Trung Quốc? - Ảnh 5.

Sự xuất hiện của Dương Quý Phi ở Cực Lạc yến là điểm nổi bật của Yêu miêu truyện - Ảnh: Sina

Yêu miêu truyện của Trần Khải Ca là Mật mã Da Vinci Trung Quốc? - Ảnh 6.

Theo giới thiệu của hai nhà chỉ đạo mỹ thuật Đồ Nam (34 tuổi) và Trần Vi (36 tuổi), trong số hơn 13.000 món đạo cụ, có 30% đạo cụ là đèn, chiếm số lượng nhiều nhất.

Các loại đèn lớn có đèn cá, đèn thần thú, đèn khổng tước… còn các loại đèn nhỏ thì nhiều vô số kể, đèn được dùng nhiều nhất ở Hoa Ngạc Tương Huy lầu, và chỉ riêng phủ của Trần Vân Tiêu cũng có hơn 40 loại đèn khác nhau.

Ngoài các loại đèn, cảnh phim Cực Lạc yến còn bố trí thắp hơn 4.000 ngọn nến.

Để tái hiện toàn cảnh thái bình thịnh thế đời nhà Đường, dưới sự dẫn dắt của hai nhà chỉ đạo mỹ thuật Đồ Nam và Trần Vi, đoàn làm phim đã đến Tương Dương thuộc tỉnh Hồ Bắc, mất thời gian 6 năm biến một bãi đất trống đầm lầy thành một thành Trường An nguy nga với tỷ lệ 1:1, được tham chiếu theo quy chế của thành Trường An trong sử sách.

Yêu miêu truyện của Trần Khải Ca là Mật mã Da Vinci Trung Quốc? - Ảnh 7.

Vẻ đẹp và sự quý phái của Dương Quý Phi do Trương Dung Dung thể hiện, đã trở thành điểm xem của bộ phim - Ảnh: Sina

Yêu miêu truyện của Trần Khải Ca là Mật mã Da Vinci Trung Quốc? - Ảnh 8.

Hình ảnh liêu trai của Yêu miêu truyện

Dương Quý Phi phiên bản con lai được đón nhận

Việc đạo diễn Trần Khải Ca chọn Trương Dung Dung - diễn viên mang hai dòng máu Trung - Pháp đảm nhận vai Dương Quý Phi trong phim Yêu miêu truyện, đã gây không ít tranh cãi nhưng khi bộ phim ra mắt khán giả đón nhận bởi vẻ đẹp và sự quý phái mà Trương Dung Dung đã thể hiện.

Trước khi bộ phim bấm máy, Trương Dung Dung đã tìm đọc tất cả chính sử, giả sử liên quan đến Dương Quý Phi, học đàn tì bà, học một khóa lễ nghi đời nhà Đường.

Tuy nhiên, đến khi bộ phim chính thức bấm máy, đạo diễn Trần Khải Ca nói với Trương Dung Dung rằng Dương Quý Phi như vậy "quá thật rồi", bởi ông muốn Dương Quý Phi trong phim Yêu miêu truyện "hư ảo một chút".

Yêu miêu truyện của Trần Khải Ca là Mật mã Da Vinci Trung Quốc? - Ảnh 9.

Đạo diễn Trần Khải Ca trên trường quay Yêu miêu truyện

Trương Dung Dung cho biết, đạo diễn Trần Khải Ca yêu cầu cô không thể hiện quá nhiều biểu cảm, động tác, chỉ có thể biểu đạt bằng ánh mắt, phải giống như một đám mây mù, nhưng nội tâm tràn đầy cảm xúc.

Trong cảnh phim Dương Quý Phi buồn bã và đau đớn khi Đường Huyền Tông đưa cô ly rượu và khi quay đầu lại cô đưa cho ông chiếc túi thơm, cảnh này liên tục bị quay lại.

Trương Dung Dung diễn tới diễn lui đều không đạt được cảm xúc mà đạo diễn Trần Khải Ca mong muốn, cuối cùng cô nghĩ ra một cách ngu ngốc, trước khi diễn cô chìm đắm trong cảm xúc của nhân vật mà khóc suốt, đến khi diễn chính thức cô lập tức lau nước mắt, lần này chỉ một 'đúp' đã hoàn thành yêu cầu của đạo diễn.

Yêu miêu truyện của Trần Khải Ca là Mật mã Da Vinci Trung Quốc? - Ảnh 10.

Nhà thơ Lý Bạch (Tân Bá Thanh đóng), đã hình dung vẻ đẹp của Dương Quý Phi bằng câu thơ "Mặt tưởng là hoa, áo ngỡ mây" - Ảnh: Sina

Yêu miêu truyện của Trần Khải Ca là Mật mã Da Vinci Trung Quốc? - Ảnh 11.

Bạch Long (Lưu Hạo Nhiên đóng) là nhân vật duy nhất yêu Dương Quý Phi bằng tấm lòng chân thành và trong sáng - Ảnh: Sina

Yêu mèo là thật hay giả?

Đây là câu chuyện liên quan đến con mèo đen biết nói chuyện phá án, chỉ là lần này con mèo đen không phải cảnh sát trưởng, mà là hiện thân của nhân vật Bạch Long (Lưu Hạo Nhiên đóng) với mục đích trả thù cho Dương Quý Phi.

Con mèo vốn là ngự miêu của Đường Huyền Tông, được ông bỏ lại trong cổ mộ để bầu bạn với Dương Quý Phi sau khi chết, nhưng con mèo cũng chính là hiện thân của Bạch Long (một trong hai Thiếu niên Bạch Hạc), người đem lòng yêu Dương Quý Phi ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Vì thế, con mèo có nhiều biểu cảm của con người như sau khi khóc đã dùng tay lau nước mắt, gào thét khi đau khổ và tuyệt vọng…

Yêu miêu truyện của Trần Khải Ca là Mật mã Da Vinci Trung Quốc? - Ảnh 12.

Con mèo Luna - Ảnh: weibo

Thật ra, đây là con mèo cái thuộc giống mèo Bombay, hiện nay đã được 2 tuổi, được nhân viên tổ đạo cụ phát hiện trong một tiệm thú cưng ở Tương Dương, lúc đó con mèo chỉ mới 4 tháng, nó "trúng tuyển" bởi bộ lông đen mượt, đặc biệt là cặp mắt vàng long lanh đầy yêu khí.

Sau khi đưa về đoàn làm phim, con mèo được đạo diễn Trần Khải Ca đặt tên là Luna và ông đã giao con mèo cho cậu con trai út Trần Phi Vũ (16 tuổi) nuôi dưỡng và chăm sóc với 4 yêu cầu: 

- Thứ nhất không được để mèo quá ốm

- Thứ hai không được nuôi quá mập

- Thứ ba phải dẫn con mèo đi khắp phim trường làm quen mọi ngõ ngách

-  Thứ tư tuyệt đối không được để con mèo chạy mất.

Yêu miêu truyện của Trần Khải Ca là Mật mã Da Vinci Trung Quốc? - Ảnh 13.

Con mèo Luna và Trần Phi Vũ - con trai út của đạo diễn Trần Khải Ca - Ảnh: weibo

Trong quá trình quay phim, có lần Trần Phi Vũ đã sơ ý để con mèo chạy mất, nhưng vì biết tính Luna rất sợ nóng nên Trần Phi Vũ đã đến những chỗ mát mẻ ở phim trường tìm, cuối cùng thấy Luna đang ngủ ngon lành trong Thanh Long tự.

Ngoài Trần Phi Vũ, Luna còn thân thiết và chịu nghe lời của Trương Dung Dung, những lúc được "Quý Phi" ôm và vuốt ve, Luna vô cùng ngoan ngoãn.

Yêu miêu truyện của Trần Khải Ca là Mật mã Da Vinci Trung Quốc? - Ảnh 14.

Con mèo là ngự miêu bên cạnh Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi - Ảnh: Sina

Trương Dung Dung cho biết, trên phim trường cô thường gọi Luna là Tiểu Bạch Long, bởi đó là nhân vật duy nhất yêu Dương Quý Phi bằng tấm lòng chân thành và trong sáng.

Mãi một năm sau, Trương Dung Dung gặp lại mèo Luna trong hoạt động quảng bá phim, khi nghe gọi Tiểu Bạch Long, con mèo vẫn nhận ra "chủ nhân" và ngoan ngoãn để cô ôm vào lòng.

Mặc dù Luna là con mèo là thật nhưng có nhiều động tác vẫn phải sử dụng kỹ xảo để hoàn thành, nhất là đoạn cuối phim khi con mèo trở thành mấu chốt để mở ra bí mật về cái chết của Dương Quý Phi.

Yêu miêu truyện của Trần Khải Ca là Mật mã Da Vinci Trung Quốc? - Ảnh 15.

Hoa Ngạc Tương Huy lầu, nơi diễn ra Cực Lạc yến là trường đoạn làm thỏa mãn mơ tưởng đẹp đẽ của khán giả về một Đại Đường thịnh thế - Ảnh: Sina

Yêu miêu truyện của Trần Khải Ca là Mật mã Da Vinci Trung Quốc? - Ảnh 16.
Yêu miêu truyện của Trần Khải Ca là Mật mã Da Vinci Trung Quốc? - Ảnh 17.
Yêu miêu truyện của Trần Khải Ca là Mật mã Da Vinci Trung Quốc? - Ảnh 18.

Cảnh hoang tàn của Hoa Ngạc Tương Huy lầu ở 30 năm sau - Ảnh Sina

THỤC NGHI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp