25/07/2012 06:32 GMT+7

Yêu lãng mạn - cưới thực dụng

PHƯ CHU
PHƯ CHU

TTC - Đám bạn phổ thông lâu ngày gặp lại, tám chuyện một hồi cũng chỉ thấy quanh quẩn với chủ đề hôn nhân gia đình. Tất nhiên, phải có tình yêu đưa lối thì mới đến cửa hôn nhân, nhưng mà đấy là yêu, còn khi cưới, lập gia đình thì yêu mới là điều kiện cần thôi chứ chưa đủ sức để gắn bó dài lâu.

GcU6mo0x.jpgPhóng to

Vợ cậu A. là y tá, rất biết cách chăm sóc chồng con khi đau ốm. Đúng là biết chọn vợ. hồi đó cậu A. yêu cô khác xinh hơn, nhưng chuyên môn nghiệp vụ không rõ ràng. Cô đi bán hàng cho một cửa hàng thời trang, rồi chuyển sang bán bảo hiểm. Yêu thì rất yêu, nhưng đến khi nghĩ đến chuyện hôn nhân, tự nhiên A. ngại: mối quan hệ của cô gái anh yêu dày đặc, lúc nào cũng thấy cô xởi lởi, ngọt ngào với khách hàng, nhiều khi nhận điện thoại là dọt luôn “hẹn gặp anh sau…”.

Vẫn biết yêu là yêu con người, nhưng nghề nghiệp của người yêu cũng là một tiêu chuẩn ghi điểm. A. là giáo viên cấp III, bận rộn với giáo án, học trò… nếu cô vợ đi suốt thì không ổn chút nào.

Nhiều ông không giấu giếm tính toán: Bây giờ yêu nhau thì cứ yêu, cứ lãng mạn vào cho cuộc sống thêm thi vị, nhưng đến lúc lập gia đình thì phải xem sống với người đó an toàn không, có nguy cơ gì, rủi ro gì. Thế mới biết, chưa chắc người ta đã muốn sống với người mình yêu. A. kể: chọn cô y tá, khi có con nhỏ, anh càng thấy mình sáng suốt. Đưa con đi tiêm, tắm cho con, cho con uống thuốc… cô làm dễ dàng, gọn gàng, thuận tay; chắc vì thế mà chẳng thấy cô nhăn nhó than thở. Có điều, cô lại vụng về trong cách chiều chồng, cứ khô khô, chẳng biết nói đùa, nói tào lao… Hơi chán! Nhưng A. nghĩ lại, sống với cô lãng mạn kia có khi còn mệt hơn, tướng tá thời trang làm sao biết chăm con.

Cậu B. tỏ ra tinh tường hơn: Tớ mà chọn vợ á? Ưu tiên số một là bà ngoại còn trẻ, ông ngoại trẻ luôn thì tốt nữa. Đã có rồi! Đang quen một cô, về nhà cổ gặp bà mẹ vợ là OK luôn. Thì ra khi B. đến nhà nàng, bà mẹ vui tính xởi lởi: “Con Thu nhà này lấy chồng sanh con là vừa lúc tôi nghỉ hưu, ở nhà tha hồ chăm cháu”. B. cứ nghiền ngẫm mãi câu nói của bà. Chẳng phải B. lợi dụng công sức của bà ngoại, nhưng cuộc sống đâu phải lúc nào cũng lãng đãng mà phải thực tế chứ. Có bà ngoại trông giùm cháu, vợ chồng đỡ nhọc nhằn. Bà có kinh nghiệm, lại là dân trí thức. trong khi mẹ của B. ở tận ngoài Bắc, làm sao giúp con cháu; còn B. làm nghề xây dựng, phải đi suốt. Hơn nữa, mẹ là người khéo léo thì con gái bà chắc ít nhiều cũng hưởng được một chút công dung ngôn hạnh; “lấy vợ xem tông” mà!

Cánh phụ nữ lấy chồng cũng đặt ra nhiều tiêu chuẩn, nhưng không phải ai cũng có nhiều khả năng, cơ hội để chọn lựa. Cô H. được ông giám đốc rất tin tưởng, cô cũng quý nể ông. Đồng nghiệp trong cơ quan hay đùa, gọi cô là con dâu của giám đốc. Không dè, ông giám đốc cho là ý tưởng hay, về nhà tác động cậu con trai. Vậy là H. có chồng, êm ấm. Cô chọn bố chồng, rồi mới chọn chồng. Hai năm sau, gặp bạn thân, cô truyền kinh nghiệm: “Mình cứ tưởng ông bố hiền, giỏi giang thì cậu con cũng học được ít nhiều, nhưng... Thôi lỡ rồi, còn may ông bà nội rất thương cháu, quý con dâu, bù lại cho ông chồng ham chơi”.

Cô D. lại nghĩ khác, vốn biết ông chồng là người không cầu tiến, được cơ quan cử đi học cũng không đi, bảo không màng danh lợi, địa vị, sợ cái tôi phát triển. Hồi mới quen ông xã, cô cũng dị ứng kiểu nói chuyện coi thường tiền bạc của anh lắm, nhưng cô kết bà mẹ chồng, biết làm ăn, lại rất biết chuyện. Bây giờ, D. ở nhà chồng khỏe re. Cô học hỏi ở bà đủ thứ, bà mẹ chồng quá rõ tính con trai nên luôn ra sức bênh con dâu. Kinh nghiệm của cô: chọn mẹ chồng kỹ hơn chọn chồng. Cũng vậy, cô S. chia tay với người yêu cậu ấm con một để chọn một anh tiêu chuẩn thấp hơn nhưng chắc chắn không bị mẹ chồng “cạnh tranh”. Mẹ chồng cô bây giờ đang bận bịu với đám cháu nội ở quê. Cô cũng dòm ngó kỹ, không có chị, em gái chồng, chỉ có hai ông anh chồng, vậy là đỡ phức tạp.

Mọi người kết luận: Bây giờ những người càng có điều kiện tốt lại càng tính kỹ. khi không có nhiều thời gian để tìm hiểu, người ta tăng cường chọn lựa chi tiết phụ...

YdjxSG6Y.jpgPhóng to
Tuổi Trẻ Cười số 456 ra ngày 15/07/2012 hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái!

PHƯ CHU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp