22/04/2013 16:00 GMT+7

Xương đòn gãy, để tự lành tốt hơn phẫu thuật

ThS.BS TĂNG HÀ NAM ANH(giảng viên ĐH Y dược TP.HCM, trưởng khoa CTCH BV Nguyễn Tri Phương)
ThS.BS TĂNG HÀ NAM ANH(giảng viên ĐH Y dược TP.HCM, trưởng khoa CTCH BV Nguyễn Tri Phương)

TTO - Người ta nhận thấy những người chơi Judo hay bị gãy xương đòn do bị dính đòn vật té đập vai xuống đất, nhưng số người không chơi Judo té đập vai xuống đất gãy xương đòn còn nhiều hơn.

* Tôi năm nay 21 tuổi, tháng trước tôi đi đá bóng bị gãy xương đòn vai trái, do di lệch nhiều nên phải mổ nẹp vít, sau một tháng vẫn cảm thấy đau, nằm ngủ không nằm nghiêng được.

Bác sĩ nói sau 7 tháng mổ lại lấy nẹp ra, tôi xin hỏi sau khi tháo nẹp ra thì sau này xương có liền lại hoàn toàn như lúc đầu không, có thể làm các việc nặng như mang vác không? Tôi rất mong nhận được phản hồi sớm từ bác sĩ.

- Trả lời của ThS.BS Tăng Hà Nam Anh - Phòng mạch online:

Xương đòn hay còn gọi là xương quai xanh là xương dễ nhìn thấy nhất khi chúng ta mặc áo hở cổ vì nó nằm ngay dưới da.

NLxeLIZM.jpgPhóng to
Xương đòn - Ảnh: wikipedia

Xương đòn có tác dụng treo cánh tay vào thân mình giống như cánh của máy bay gắn vào thân máy bay. Một đầu xương đòn khớp với xương ức qua khớp đòn, đầu còn lại khớp với xương bả vai qua khớp cùng đòn để từ đó xương cánh tay được treo vào qua khớp vai.

Người ta nhận thấy những người chơi Judo hay bị gãy xương đòn do bị dính đòn vật té đập vai xuống đất. Thế nhưng số người chơi Judo bị gãy xương đòn thì ít nhưng những người bình thường té đập vai xuống đất gãy xương đòn thì nhiều.

Chấn thương mạnh làm xương đòn hay bị gãy ở đoạn giữa. Đôi khi xương đòn có thể bị gãy ở 1/3 trong hay 1/3 ngoài, nhất là phía đầu ngoài xương đòn. Loại gãy này phức tạp vì đầu ngoài xương đòn có dây chằng neo giữ. Xương gãy kèm theo mảnh gãy có dính dây chằng làm đầu ngoài xương đòn không được giữ lại nên gồ lên dưới da.

Xương đòn gãy hay bị di lệch vì phần đầu trong bị cơ ức đòn chũm kéo lên trên, đầu ngoài di lệch xuống dưới vì sức nặng của cánh tay. Phim X-quang cho thấy hai đầu xương gãy lệch hẳn đi. Đôi khi đầu xương gồ lên dưới da làm nguy cơ da bị chết do bị chèn ép thiếu máu nuôi.

Xương đòn có chức năng như giá treo cánh tay vào thân mình nên không thể nói là không có giá trị gì. Tuy nhiên xương đòn có đặc điểm là rất dễ lành dù có di lệch, thậm chí đôi khi hai đầu xương lệch hẳn mà vẫn lành dù để lại cục cal xương gồ lên dưới da sau khi lành. Vì nằm ngay dưới da nên khi được mổ nắn xương tỉ lệ lành xương lại thấp hơn và có nhiều biến chứng hơn là để tự lành.

Trong trường hợp của bạn sau thời gian khoảng 4-6 tháng sẽ kiểm tra xem xương lành hay chưa. Nếu xương lành thì có thể lấy nẹp ra và bạn hoạt động bình thường.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: [email protected].

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

TTO thực hiện

ThS.BS TĂNG HÀ NAM ANH(giảng viên ĐH Y dược TP.HCM, trưởng khoa CTCH BV Nguyễn Tri Phương)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp