23/09/2012 08:55 GMT+7

Xuống đáy sông Hương mò cổ vật

THÁI LỘC - NGỌC HIỂN thực hiện
THÁI LỘC - NGỌC HIỂN thực hiện

TT - Hơn 30 năm trước, khi lặn tìm phế liệu chiến tranh, người ta tìm thấy một số đồ gốm và bất ngờ bán được, thế là nghề lặn tìm cổ vật ở sông Hương hình thành. Thường sau mỗi trận lụt lớn, nghề này mới thật sự vào mùa vì đáy sông xáo trộn làm xuất lộ cổ vật.

tQ6YfExB.jpgPhóng to
Cổ vật lần lượt được tìm thấy và đưa lên bờ sau hàng trăm năm nằm dưới đáy sông sâu
Xem video do Truyền hình Tuổi Trẻ thực hiện

Thu nhập của nghề rất “trên trời dưới đất”: có ngày không đủ tiền xăng, có ngày lên đến cả chục triệu đồng nhờ gặp đồ quý, vàng bạc.

Hai người thợ lặn dẫn chúng tôi đi cùng đều gắn bó nghề này hơn 20 năm qua. Họ nói sông Hương dài nhưng chỉ đoạn từ gò Long Thọ đến cửa biển Thuận An mới có cổ vật. Mỗi đoạn sông có sự tập trung các nhóm đồ rất riêng. Trước chùa Thiên Mụ lặn tìm được nhiều đá cổ và vũ khí của người xưa. Đoạn Kim Long đến trước kinh thành thì có nhiều chén đĩa đồ Việt kèm theo nhiều tiền xu, nữ trang, vàng vụn…

Từ cầu Phú Xuân trở về Đông Ba có nhiều trang phục và vũ khí của binh lính chế độ cũ. Còn bình vôi kiểu “tai nấm” của người Chăm tập trung nhiều nhất ở nhánh sông phía nam cồn Hến. Các loại đồ gốm của người Việt, người Chăm lẫn Trung Quốc các thời tập trung rất nhiều từ Bãi Dâu đến ngã ba Sình. Ở hạ nguồn gần đập Thảo Long có nhiều đồ Chăm, đặc biệt là rất nhiều đồ gốm của người tiền sơ sử Sa Huỳnh. Riêng vùng cửa biển có nhiều sắt thép và các loại súng đạn cổ...

ru3VEQgr.jpgPhóng to
Thợ lặn Nguyễn Văn Cần (trái) và Phạm Văn Thuận ngoi lên mặt nước sau chừng 15 phút lặn sâu. Phần lớn thời gian làm việc của họ là trầm mình dưới nước
qARKjl9d.jpgPhóng to
Cổ vật vừa được vớt lên, một lái buôn (trái) mua ngay trên đò
eHP1Ur8D.jpgPhóng to
Kết quả sau gần một ngày lặn tìm dưới đáy sông sâu
nqhQbMGD.jpgPhóng to
Chiếc hũ được tìm thấy dưới đáy sông Hương
I1arrr4e.jpgPhóng to
Trong số hàng trăm, thậm chí hàng ngàn hiện vật mò được, có khi chỉ một vài hiện vật còn lành lặn
f8bNcNuu.jpgPhóng to
Nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan (phải) - người sở hữu sưu tập hiện vật sông Hương lớn nhất Huế - săn đồ cổ trên vỉa hè đường Trần Hưng Đạo, TP Huế, nơi bày bán nhiều cổ vật trục vớt từ sông Hương
THÁI LỘC - NGỌC HIỂN thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp