13/12/2024 14:51 GMT+7

Xuất khẩu ngành dừa vượt mốc 1 tỉ USD

Từ chỉ 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010, ngành dừa đã đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và có thể vượt mốc 1 tỉ USD trong năm 2024.

Xuất khẩu ngành dừa vượt mốc 1 tỉ USD - Ảnh 1.

Ngành dừa Việt Nam đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của một số vùng và kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 1 tỉ USD - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Tại diễn đàn "Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dừa" diễn ra ngày 13-12 tại tỉnh Bến Tre, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy - vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT) - cho biết hiện nay ngành dừa Việt Nam có diện tích gần 200.000ha và đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại các tỉnh Duyên hải miền Trung và ĐBSCL.

Từ con số khiêm tốn chỉ 180 triệu USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2010, ngành dừa đã phát triển mạnh mẽ, đạt hơn 900 triệu USD vào năm 2023 và kỳ vọng vượt mốc 1 tỉ USD trong năm 2024.

Theo bà Thủy, những bước tiến tích cực như việc Mỹ và châu Âu chấp thuận dừa Việt Nam, cùng quá trình đàm phán với Trung Quốc về xuất khẩu chính ngạch, đã tạo ra tiền đề lớn cho sự mở rộng thị trường và phát triển bền vững của ngành dừa.

Đặc biệt, mới đây Bộ NN&PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký nghị định thư cho phép dừa tươi xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc đã mở ra nhiều cơ hội cho trái dừa Việt Nam.

Trung Quốc hiện là thị trường rất quan trọng của dừa, hằng năm nước bạn tiêu thụ 4 tỉ trái dừa, trong đó có khoảng 2,6 tỉ quả tươi... Trong khi nhu cầu lớn nhưng năng lực sản xuất của Trung Quốc còn hạn chế, đây chính là cơ hội cho quả dừa của Việt Nam.

Tham gia diễn đàn, ông Nguyễn Phong Phú - giám đốc kỹ thuật Công ty Vina T&T Group - cho rằng thị trường Trung Quốc đem đến nhiều cơ hội lớn cho xuất khẩu dừa Việt Nam, nhưng cũng tiềm ẩn không ít thách thức.

Theo ông Phú, về thuận lợi Trung Quốc là thị trường đông dân, nhu cầu cao đối với các sản phẩm từ dừa, đặc biệt là dừa tươi, nước dừa, dầu dừa và các sản phẩm chế biến từ dừa.

Với vị trí địa lý gần gũi, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về chi phí vận chuyển so với các đối thủ từ Đông Nam Á và châu Phi. Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi về giảm thuế và đẩy mạnh giao thương.

Đại diện Công ty Vina T&T Group lưu ý, xuất khẩu dừa sang Trung Quốc cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Trung Quốc ngày càng nâng cao tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật, chất lượng và an toàn thực phẩm. Sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước sản xuất dừa khác như Thái Lan, Indonesia, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải cải tiến sản phẩm và giữ giá hợp lý.

Ngoài ra, các thay đổi về chính sách nhập khẩu; chi phí vận chuyển, bảo quản và xử lý hậu cần vẫn là một thách thức, đặc biệt với dừa tươi yêu cầu bảo quản kỹ càng. Đặc biệt sự phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc dễ dẫn đến rủi ro nếu thị trường này thay đổi đột ngột.

Tại diễn đàn, các cơ quan chuyên môn đã đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc xuất khẩu dừa tươi sang thị trường Trung Quốc, đồng thời hướng dẫn người dân khai thác triệt để giá trị từ cây dừa.

Xuất khẩu ngành dừa vượt mốc 1 tỉ USD - Ảnh 3.Trung Quốc đã cấp 173 mã số vùng trồng cho dừa tươi hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre

Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã phê duyệt 173 mã số vùng trồng đối với cây dừa và 23 cơ sở đóng gói dừa tươi được cấp mã số xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp