08/03/2024 09:00 GMT+7

Xuất hiện viêm màng não phế cầu, nguy cơ gia tăng sau Tết

Thời điểm giao mùa sau Tết thường gia tăng viêm màng não, có thể gây tử vong và để lại nhiều di chứng nặng nề như liệt, điếc, động kinh…

Nhân viên tiêm vắc xin cho khách hàng - Ảnh: Đ.H

Nhân viên tiêm vắc xin cho khách hàng - Ảnh: Đ.H

Bệnh xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) vừa ghi nhận một bé trai 13 tuổi nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu, nôn ói, rối loạn tri giác nguy kịch. Chọc dò dịch não tủy xác định bệnh nhi mắc viêm màng não do vi khuẩn phế cầu.

Quá trình điều trị ban đầu gặp nhiều khó khăn do bé liên tục sốt cao, tình trạng nhiễm trùng nặng. Nhờ được điều trị tích cực, truyền kháng sinh liều cao và nhiều chế phẩm thuốc, bệnh nhi mới qua khỏi.

Theo các chuyên gia, viêm màng não có thể do nhiều tác nhân gây ra như phế cầu khuẩn, não mô cầu khuẩn, vi khuẩn Hib… Trong đó, phế cầu là tác nhân gây viêm màng não thường gặp nhất. Mầm bệnh xâm nhập vào lớp màng mỏng bao bọc xung quanh não và dịch não tủy gây viêm màng não.

Viêm màng não do phế cầu có nhiều biến chứng và nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh lý nền như tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, phổi tắc nghẽn mạn tính… sẽ dễ mắc bệnh và nguy cơ trở nặng cao hơn.

Bác sĩ Võ Thị Minh Tuyền, khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, cho biết viêm màng não phế cầu có triệu chứng ban đầu không đặc trưng như trẻ khóc đêm, bỏ bú kéo dài, sốt cao, tiêu chảy, nôn ói… dễ nhầm lẫn với các bệnh về tiêu hóa.

Bệnh gây tử vong lên đến hơn 50% nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 30-50% người còn sống phải đối mặt với các di chứng nặng nề như điếc, mù, liệt, động kinh, chậm phát triển trí tuệ, trí nhớ kém và gặp chứng đau đầu kéo dài.

Ngoài viêm màng não, phế cầu xâm lấn còn gây ra viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản… WHO ước tính năm 2017, toàn cầu có khoảng 600.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì các bệnh do phế cầu khuẩn, chiếm 10% số ca tử vong ở độ tuổi này. Tỉ lệ mắc bệnh cao tập trung các nước đang phát triển.

Bác sĩ Tuyền lưu ý phế cầu còn có đặc điểm đề kháng kháng sinh rất cao gây nhiều khó khăn cho việc điều trị. "Hệ miễn dịch của trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện nên dễ diễn tiến nặng khi mắc các mầm bệnh nguy hiểm như phế cầu. Đồng thời, vi khuẩn kháng thuốc cũng khiến thuốc sử dụng bị hạn chế, kéo dài thời gian điều trị", bác sĩ Tuyền phân tích.

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính - giám đốc y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, phế cầu khuẩn có sẵn trong vùng hầu họng của hầu hết mọi người, kể cả người bệnh và người khỏe mạnh. Vi khuẩn có ở trong dịch tiết đường hô hấp, lây cho người khác thông qua hành động ho, hắt nơi, nói chuyện.

Thống kê của CDC Mỹ cho thấy phế cầu trú tại vùng mũi, họng của 5-90% dân số khỏe mạnh nhờ khả năng bám dính đặc trưng vào các tế bào biểu mô và gây ra khoảng 2.000 trường hợp viêm màng não mỗi năm ở nước này. Tại Việt Nam, một nghiên cứu công bố năm 2019 trên tạp chí bệnh truyền nhiễm BMC cho thấy phế cầu trú ở vùng họng ở cả trẻ có biểu hiện bệnh lẫn khỏe mạnh.

"Vi khuẩn phế cầu thường nhân lên, xâm lấn vào các cơ quan gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi như sức đề kháng suy giảm, niêm mạc bị tổn thương do COVID-19, cúm, adenovirus, hợp bào hô hấp RSV…", bác sĩ Chính chia sẻ.

Đề phòng viêm màng não

Trẻ mắc viêm màng não - Ảnh: Đ.H

Trẻ mắc viêm màng não - Ảnh: Đ.H

Để phòng viêm màng não và các bệnh nguy hiểm do phế cầu gây ra, bác sĩ Chính khuyến cáo trẻ em và người lớn đều cần tiêm vắc xin phòng phế cầu. 

Đây được xem là biện pháp phòng ngừa chủ động, hiệu quả các bệnh do phế cầu lên đến 97%, đồng thời giảm tỉ lệ người khỏe mạnh mang vi khuẩn lây lan âm thầm trong cộng đồng.

Mũi tiêm còn có thể bảo vệ chéo trước các vi rút khác lây qua đường hô hấp khác như cúm, COVID-19, tránh nguy cơ bệnh chồng bệnh.

Hiện Việt Nam có 2 loại vắc xin ngừa các bệnh do phế cầu gây ra, gồm vắc xin Synflorix (Bỉ) ngừa 10 chủng phế cầu tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi và vắc xin Prevenar 13 (Bỉ) ngừa 13 chủng phế cầu, tiêm cho trẻ em từ 6 tuần tuổi và người lớn. Người từ 2 tuổi chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin phế cầu Prevenar 13.

Ngoài ra, các tác nhân gây viêm màng não khác như não mô cầu khuẩn, Hib cũng đã có vắc xin phòng ngừa, tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi.

Bên cạnh tiêm phòng, bác sĩ Chính lưu ý mọi người vẫn cần tuân thủ các nguyên tắc phòng bệnh lây qua đường hô hấp nói chung như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi đến nơi đông người, rửa tay thường xuyên, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống, làm việc.

Chích ngừa vắc xin não mô cầu thế hệ mớiChích ngừa vắc xin não mô cầu thế hệ mới

Từ ngày 23-2, vắc xin viêm màng não mô cầu nhóm B do GSK sản xuất tại Ý được Hệ thống tiêm chủng VNVC triển khai tiêm trên toàn quốc.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp