Ảnh: INTERNET OF BUSINESS.
Nằm trong khuôn viên của UNSW, City Analytics Lab sử dụng công nghệ tương tác, dữ liệu lớn, trực quan hóa, thực tế ảo và nhiều mô hình lập kế hoạch khác nhau để hỗ trợ phương pháp tiếp cận liên ngành nhằm đưa ra các quyết định cho việc xây dựng thành phố thông minh và hoạch định chính sách.
Các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm sẽ tư vấn cho nhân viên chính phủ và các nhà lãnh đạo khắp nơi trên thế giới về các kết quả có thể có khi vận hành thành phố thông minh, đặc biệt trên các lĩnh vực như giao thông, giáo dục, y tế và pháp lý.
Paul Fletcher, Bộ trưởng Cơ sở Hạ tầng và Đô thị Úc, cho biết: "Tại City Analytics Lab, các công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường sẽ cung cấp các mô phỏng thực tế dưới dạng dữ liệu, mô hình và mô phỏng giúp mọi người dễ tương tác với thông tin trong thời gian thực."
Giáo sư Christopher Pettit, chủ tịch khoa Môi trường Đô thị tại UNSW, nói thêm: "Sự xuất hiện của phòng thí nghiệm còn làm cho các thành phố thông minh trở nên dễ vận hành hơn mà không cần phải được điều hành bởi một bộ phận, một cơ quan, hoặc một tổ chức nào đó."
Một trong những điểm nổi bật của công nghệ được ứng dụng tại phòng thí nghiệm còn là kết nối các thiết bị, dịch vụ và dữ liệu cùng nhau theo hướng liên ngành. Đây là một trong những sáng kiến nghiên cứu về con người và công nghệ được đánh giá tiềm năng trong xu hướng phát triển thành phố thông minh trong tương lai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận