25/12/2024 21:57 GMT+7

Sữa ngoại tràn vào qua sàn thương mại điện tử, cạnh tranh ngành sữa ngày càng ‘nóng’

Trong ngành sữa, các công ty trong nước và quốc tế đang cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần. Đối với tập đoàn sữa nội, việc bảo vệ thị phần trong nước là một thách thức, theo chuyên gia SSI Research.

Xuất hiện đối thủ đáng gờm, ‘ông lớn’ sữa nội nơm nớp mất thị phần - Ảnh 1.

Vinamilk vẫn là thương hiệu sữa có thị phần lớn nhất, nhưng cũng đang chịu áp lực cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ nước ngoài lẫn một số cái tên "mới nổi" - Ảnh: P.D.

Trong báo cáo triển vọng ngành thực phẩm và đồ uống năm 2025, đội ngũ phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng làn sóng hàng nhập khẩu giá rẻ từ thương mại điện tử làm tăng áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nội.

Làn sóng hàng nhập khẩu từ thương mại điện tử

Còn theo báo cáo của Chứng khoán Vietcombank (VCBS), Vinamilk là đơn vị dẫn đầu thị trường sữa uống tại Việt Nam với thị phần chiếm khoảng 40%. Trong đó, 80% tổng doanh thu đến từ thị trường nội địa và 20% xuất khẩu sang thị trường Trung Đông, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Tuy nhiên, nêu tính riêng trên sàn thương mại điện tử (Shopee), các đại gia sữa ngoại lại biểu hiện sự áp đảo. Dữ liệu từ nền tảng số liệu Metric cho thấy doanh số bán sữa trên toàn thị trường trong 11 tháng đầu năm nay đạt hơn 3.400 tỉ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, dẫn đầu doanh số là Abbott - thương hiệu từ Mỹ (gồm Ensure, Glucerna, PediaSure, Grow, Similac) với hơn 703 tỉ đồng, tương ứng 20,81% thị phần, cách biệt khá xa so với những cái tên còn lại.

Đứng thứ hai mới tới Vinamilk với 270 tỉ đồng, tương ứng 7,94% thị phần. Ở vị trí thứ 3, 4 và 5, lần lượt là những cái tên thương hiệu quen thuộc, gồm: Nutifood (Việt Nam) với 5,8% thị phần; Aptamil (Pháp) với 5,39%; TH True Milk (gồm TH True Milk, Dalatmilk) với 4,96%...

Tính chung trong 20 doanh nghiệp có doanh số tốp đầu trên sàn thương mại điện tử, có 14 thương hiệu từ nước ngoài.

Dữ liệu 11 tháng đầu năm nay - Nguồn: Metric, TTO

Theo chuyên gia SSI Research, khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, nhu cầu về các mặt hàng thiết yếu sẽ phục hồi chậm. Trong khi đó, thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ khi người tiêu dùng quen với các chương trình giảm giá và giao hàng tận nơi.

Làn sóng hàng nhập khẩu giá rẻ từ thương mại điện tử cũng làm tăng áp lực cạnh tranh, SSI Research nhận định.

Còn theo khối phân tích Chứng khoán DSC, với Vinamilk, thị trường nước ngoài tăng trưởng tốt hơn trong nước.

"Doanh thu từ thị trường nước ngoài là động lực tăng trưởng chính, với doanh thu thuần trong quý 3 đạt 2.609 tỉ đồng (tăng 9,4% so với cùng kỳ), đánh dấu quý thứ 5 liên tiếp tăng trưởng dương", DSC chỉ ra.

Trong khi đó, doanh thu từ thị trường trong nước trong quý 3 của Vinamilk ghi nhận 12.928 tỉ đồng, giảm 2,4% so với cùng kỳ do bão Yagi khiến tâm lý tiêu dùng bị ảnh hưởng.

Cuộc đua thị phần sữa trong nước cũng tăng nhiệt

Không chỉ chịu áp lực cạnh tranh khốc liệt từ hàng nhập ngoại, các thương hiệu sữa lâu đời như Vinamilk, TH True Milk… cũng đối mặt với cuộc đua thị phần mạnh mẽ với các đối thủ trong nước.

Theo bảng xếp hạng 10 công ty sữa uy tín năm 2024 của Vietnam Report, top 5 lần lượt là Vinamilk, TH True Milk, FrieslandCampina Việt Nam (chủ thương hiệu sữa Cô gái Hà Lan), Sữa quốc tế LOF (chủ thương hiệu sữa Kun), Nutifood...

Bảng xếp hạng của Vietnam Report được xây dựng trên ba tiêu chí, trong đó có năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất.

Nếu dựa trên yếu tố về doanh thu trên báo cáo tài chính, có lẽ Công ty CP Sữa quốc tế (IDP) nay đổi tên thành Sữa quốc tế LOF sẽ là cái tên rất đáng chú ý.

IDP được thành lập từ năm 2004 với một số thương hiệu như sữa Ba Vì, Love'in Farm. Tuy nhiên trong nhiều năm, so với Vinamilk, Dutch Lady, TH Milk thì quy mô IDP còn khá nhỏ.

Nếu "đọ" về doanh thu, IDP vẫn còn rất "lép vế" so với "ông lớn" Vinamilk - Dữ liệu: BCTC

Sự "trỗi dậy" của IDP rõ thấy sau khi "đổi chủ" từ năm 2020 cùng công cuộc tái định vị thương hiệu sữa Kun. Đơn cử như năm 2019, doanh thu thuần IDP đạt 1.860 tỉ đồng, sang năm 2020 đạt 3.835 tỉ đồng. Đến 2023, chủ thương hiệu sữa Kun còn ghi nhận doanh thu kỷ lục với 6.654 tỉ đồng.

Về lợi nhuận, thay cho kết quả thua lỗ (-43 tỉ đồng năm 2018), lợi nhuận ròng của IDP đạt kỷ lục giai đoạn mới với 924 tỉ đồng năm 2023. Sang 9 tháng đầu năm nay, doanh thu và lợi nhuận sau thuế IDP lần lượt đạt 5.639 tỉ đồng và 810 tỉ đồng.

Kết quả này có thể đến từ việc ông chủ thương hiệu sữa Kun khá "bạo tay" cho việc tiếp thị, quảng cáo. Năm 2023, IDP chi 1.450 tỉ đồng cho chi phí bán hàng, trong đó, chi phí tiếp thị 941 tỉ đồng. Còn năm 2022, doanh nghiệp này chi tới gần 490 tỉ đồng cho chi phí quảng cáo, gấp nhiều lần so với giai đoạn trước.

Dù vậy, nếu "đọ" về doanh thu thực tế, chủ thương hiệu sữa Kun còn khá "lép vế" so với quy mô của Vinamilk.

Ai lãnh đạo thương hiệu sữa Kun?

Chủ tịch Công ty Sữa quốc tế LOF hiện là ông Tô Hải. Ông Hải cũng chính là tổng giám đốc Chứng khoán Vietcap. Vợ ông Hải - bà Trương Nguyễn Thiên Kim cũng nằm trong hội đồng quản trị với vai trò thành viên. Bà Kim còn là nữ doanh nhân đứng sau chuỗi Katinat, Phê La...

Cả ông Hải và bà Kim không sở hữu cổ phần của LOF. Trong khi đó bà Đặng Phạm Minh Loan - thành viên HĐQT kiêm tổng giám đốc - nắm 4,8% cổ phần. Các cổ đông tổ chức nắm số lượng lớn cổ phần tại IDP là CTCP Blue Point, Vietcap, Daytona Investments Pte. Ltd.

Xuất hiện đối thủ đáng gờm, ‘ông lớn’ sữa nội nơm nớp mất thị phần - Ảnh 2.Hoa mắt với thị trường sữa

Đánh vào nhu cầu tăng nguồn cung cấp năng lượng để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, nhiều sản phẩm sữa được tung ra thị trường với những lời "có cánh", đặc biệt là dòng sữa công thức.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp