10/03/2024 18:03 GMT+7

Xu thế Net Zero trong xây dựng

Trong một số lĩnh vực, việc cắt giảm hoàn toàn lượng khí thải về bằng 0 (Net Zero) là quy trình rất phức tạp. Hội thảo về xu thế Net Zero là nơi để các doanh nghiệp kiến nghị các cơ chế, chính sách hỗ trợ quá trình này.

Ông Lê Văn Quang, giám đốc Phân viện Vật liệu xây dựng miền Nam, trình bày về xu hướng Net Zero - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Ông Lê Văn Quang, giám đốc Phân viện Vật liệu xây dựng miền Nam, trình bày về xu hướng Net Zero - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Sáng 10-3, Phân viện Vật liệu xây dựng miền Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo “Pháp luật đồng hành cùng doanh nghiệp - xu thế Net Zero trong xây dựng”.

Hội thảo đã đưa ra các thực tiễn về xu thế Net Zero toàn cầu và các giải pháp, kết quả thực tế triển khai trong ngành xây dựng tại Việt Nam.

Hội thảo có hơn 100 đại biểu đến từ các cơ quan, tổ chức, trong đó có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn như: Cotecon, Solarvest (Malaysia), đại diện Hongkong Land…

Cùng đó là sự tham gia của hơn 30 gian hàng trưng bày sản phẩm, giới thiệu thông tin của các đơn vị và doanh nghiệp.

Theo ông Lê Văn Quang, giám đốc Phân viện Vật liệu xây dựng miền Nam, Net Zero có nghĩa đạt được sự cân bằng giữa carbon thải vào khí quyển và carbon loại bỏ khỏi khí quyển.

Để đạt được mức Net Zero, cần phải cắt giảm lượng khí thải từ nhà cửa, xây dựng, giao thông, nông nghiệp, công nghiệp…

Nói cách khác, các ngành này sẽ phải giảm lượng carbon thải vào khí quyển, nhưng trong một số lĩnh vực, việc cắt giảm hoàn toàn lượng khí thải rất phức tạp.

“Những lượng khí thải còn sót lại sẽ cần phải được loại bỏ khỏi khí quyển bằng cách thay đổi cách chúng ta sử dụng đất của mình để đất có thể hấp thụ nhiều carbon dioxide hơn hoặc bằng cách được chiết xuất trực tiếp thông qua các công nghệ được gọi là thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon”, ông Quang nói.

Bà Lưu Thị Hồng, phó viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng phát biểu tại hội thảo - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Bà Lưu Thị Hồng, phó viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng phát biểu tại hội thảo - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Theo ông Quang, mục tiêu giảm phát thải khí carbon, trung hòa carbon, hay phát thải bằng 0 hiện đang là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia nhằm ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Do đó, việc tạo diễn đàn trao đổi giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, về trạng thái không phát thải carbon dioxide có ý nghĩa góp phần cân bằng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, do hoạt động của con người.

Bà Lưu Thị Hồng, phó viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng, cho biết Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đến năm 2050 giảm mức phát thải ròng xuống bằng 0.

Để đạt được mục tiêu đó, các đơn vị quản lý nhà nước phải có các hoạt động xây dựng cơ chế chính sách, các tiêu chí, tiêu chuẩn cũng như chỉ dẫn kỹ thuật để các doanh nghiệp cùng tham gia vào mục tiêu này.

Riêng các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc cải tiến, cải tạo công nghệ phục vụ quá trình sản xuất để tăng năng suất, giảm chi phí đầu vào và sử dụng các nguyên nhiên liệu xanh.

“Tại hội thảo lần này chúng tôi rất muốn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các doanh nghiệp cần Nhà nước hỗ trợ cho các cơ chế chính sách gì để thúc đẩy phát triển, giảm lượng tiêu hao phát thải”, bà Hồng nói.

Nhiều diễn giả đã trình bày về việc xây dựng khu công nghiệp thông minh, lưới điện thông minh trong khu công nghiệp và giải pháp giảm phát thải carbon.

Nhiều hiến kế giúp Việt Nam đạt Net ZeroNhiều hiến kế giúp Việt Nam đạt Net Zero

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh hành động khí hậu thế giới ngày 2-12 ở Dubai, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết hệ thống khí hậu toàn cầu gần đến giới hạn đỏ, trong khi khoảng cách giữa cam kết và hành động khí hậu còn xa.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp