Dù tối 29-10 Bộ GD-ĐT đã rút dự thảo này khỏi website của bộ, đồng thời thừa nhận có điểm chưa hợp lý của dự thảo thông tư và cho biết bộ sẽ xem xét kiểm điểm trách nhiệm của ban soạn thảo và cá nhân có liên quan, nhưng dư luận vẫn đặt câu hỏi rằng có cần những thông tư như thế này, kể cả thông tư 10/2016/TT-BGDĐT?
Không cần quy định cụ thể khi đã có luật
Theo PGS.TS Trần Hoàng Hải (phó hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật TP.HCM), Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa ký, sau đó bà Nghĩa lại ký quyết định đính chính nội dung trong thông tư này thì nội dung đã được đính chính trong văn bản trước không còn hiệu lực, phải áp dụng văn bản sau.
Tôi cho rằng lẽ ra trong điều 6 của quy chế trên đã liệt kê những hành vi không được làm thì phụ lục nếu cần liệt kê thêm một số hành vi nữa có cùng tính chất ở danh mục riêng chứ không nên gộp chung phụ lục cho cả thông tư. Theo tôi, có thể sai sót này là lỗi kỹ thuật.
cũng là công dân nên nếu vi phạm lĩnh vực nào có thể xử lý theo luật đó. Nếu có một quy định khác, dù nặng hơn hay nhẹ hơn cũng đều không cần thiết và có thể khiến các văn bản luật mâu thuẫn với nhau.
Trong quyết định đính chính trên cũng đã nêu Luật giáo dục và Luật giáo dục đại học đã quy định các hành vi sinh viên không được làm rồi thì thông tư không cần quy định cụ thể nữa.
Trong khi đó thạc sĩ Huỳnh Công Ba (trưởng phòng công tác chính trị và học sinh, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho rằng đã là sinh viên, học sinh thì dù học bất cứ ngành nghề nào, không riêng gì ngành sư phạm cũng đều không được vi phạm đạo đức.
"Thật sự hiện nay mặc dù Bộ GD-ĐT ban hành quy chế công tác học sinh, sinh viên nhưng các trường chỉ sử dụng những nội dung cốt lõi của quy chế để đưa ra quy định, nội quy phù hợp với điều kiện của trường và việc xử lý sinh viên vi phạm cũng được xem xét rất cụ thể từng trường hợp. Theo tôi, khi sinh viên đã vi phạm pháp luật thì cần mang các quy định của luật pháp xử lý", Ths Công Ba nói.
"Với việc đưa ra dự thảo quy chế lần này, Bộ GD-ĐT cần tìm hiểu kỹ xem thực tế có trường hợp nào như vậy không để mà xem xét và sửa đổi. Thật ra, quy định có thể không sai theo những quy định khác của pháp luật nhưng nó rất phản cảm. Việc đưa ra quy định kiểu này làm cho mọi người thấy quá khó chịu.
Về vấn đề này, các trường cứ theo các quy định xử lý khác của pháp luật sẽ có biện pháp xử lý phù hợp. Tôi cho rằng có lẽ chẳng trường nào, chứ đừng nói trường sư phạm, để cho sinh viên vi phạm đạo đức nhiều lần như vậy mà không buộc thôi học", Thạc sĩ Phạm Thái Sơn (giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM) ý kiến.
Quy định gây ra chồng chéo
Theo Luật sư Phạm Hoài Nam (Đoàn luật sư TP.HCM), những nội dung của dự thảo này đã có từ thông tư 10/2016/TT-BGDĐT áp dụng đối với học sinh, sinh viên tại các trường hệ ĐH chính quy; trước đó cũng đã được quy định tại quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT.
Việc quy định cụ thể khung xử lý kỷ luật là cần thiết và tạo thuận lợi khi áp dụng. Tuy nhiên, xét về mặt thực tiễn xã hội thì quy định này còn nhiều điểm chưa phù hợp.
Ngoài ra, các quy định này cũng chồng chéo với hệ thống pháp luật hiện hành như pháp lệnh phòng chống mại dâm, nghị định 167/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội.
Còn Luật sư Hoàng Văn Hướng (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng quy định cụ thể quá gây phản cảm. "Tôi rất bất ngờ khi biết thông tư của Bộ GD-ĐT lại quy định về những hành vi mà các bộ luật khác đã quy định: Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật hình sự.
Các sinh viên học đại học đều là những công dân nên cùng chịu sự chi phối của các luật này. Bởi vậy, thông tư của Bộ GD-ĐT quy định cụ thể thêm các hình thức xử lý đối với các sai phạm này là không cần thiết, thậm chí rất phản cảm.
Ngoài hành vi được quy định trong thông tư thì còn một số hành vi khác cũng được quy định đối với sinh viên: đánh nhau, đánh bạc, lưu hành, tàng trữ văn hóa phẩm đồi trụy, sử dụng ma túy, buôn bán ma túy, chứa chấp mại dâm, trộm cắp... và nhiều hành vi khác đã được quy định trong Bộ luật hình sự hoặc các luật khác.
Luật đã quy định rồi thì thông tư về công tác học sinh, sinh viên không cần thiết phải nhắc lại vì quá thừa", luật sư Hướng nói.
Dù dự thảo thông tư về quy chế công tác học sinh, sinh viên trong đó có chi tiết sẽ bị buộc thôi học nếu hoạt động mại dâm 4 lần đã được gỡ xuống, nhưng theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, hình thức kỷ luật này từng được Bộ GD-ĐT áp dụng cho sinh viên ĐH chính quy tất cả các ngành đào tạo từ năm 2016 tại thông tư 10/2016/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 23-5-2016.
Tuy nhiên, đến ngày 25-4-2016 (tức sau 20 ngày kể từ ngày ban hành quy chế trên), Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa đã ký quyết định đính chính thông tư 10/2016/TT-BGDĐT. Cụ thể, đính chính điều 6, chương II "Các hành vi sinh viên không được làm: thực hiện theo quy định tại điều 88 Luật giáo dục, điều 61 Luật giáo dục đại học và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan".
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và là bộ phận không tách rời của thông tư 10/2016/TT-BGDĐT. Trong khi đó, những nội dung chi tiết nêu trong phụ lục kèm thông tư trên vẫn không được sửa đổi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận