08/01/2006 14:36 GMT+7

"Xử lý" như thế nào đối với những kẻ "đạo" tranh?

Theo Thể thao & Văn hóa
Theo Thể thao & Văn hóa

Theo NĐ31/2001/NĐ-CP của Chính phủ thì khung hình phạt dành cho những tác giả “đạo” tranh thấp nhất là từ 3 đến 10 triệu đồng, cao nhất là từ 50 đến 70 triệu đồng.

2XRkImRc.jpgPhóng to

Bức “tranh chép” của Lương Văn Trung

Theo NĐ31/2001/NĐ-CP của Chính phủ thì khung hình phạt dành cho những tác giả “đạo” tranh thấp nhất là từ 3 đến 10 triệu đồng, cao nhất là từ 50 đến 70 triệu đồng.

Sáng 5-1, ông Nguyễn Đỗ Bảo, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội, đã phải cất công lên gặp Thanh tra Bộ VH-TT để "trình báo" về một vụ đạo tranh trắng trợn liên quan đến tuyển tập Mỹ thuật Hà Nội do Hội vừa thực hiện.

Theo đó, bức tranh Hà Nội - cái nhìn hôm nay của tác giả Vũ Đức Toàn in trong tuyển tập này bị tố cáo là sao chép nguyên xi một bức tranh của nước ngoài. Sở dĩ ông Bảo phải đi "trình báo" vì... không biết phải xử lý ra sao?

Đây là vụ đạo tranh trắng trợn thứ ba bị phát hiện trong vòng vài ba tuần nay. Sự việc này lại một lần nữa đặt ra câu hỏi về "chế tài" xử lý những kẻ đạo chích khoác áo nghệ sĩ trên tất cả các lĩnh vực văn học, nghệ thuật.

1. Bắt xin lỗi và thu hồi giải thưởng thôi thì chưa đủ.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phan An Sa, Chánh Thanh tra Bộ VH-TT, đồng tình với việc phải xử lý nghiêm tất cả các trường hợp xâm phạm tác quyền này. Ông cho biết, các vụ việc trước đó như vụ đạo bức ảnh Nụ hôn của gió, sự vi phạm bản quyền của nhóm tác giả được giải Trí tuệ Việt Nam 2003 đều có thể áp dụng các quy định trong NĐ31/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực VH-TT.

Nhưng đáng tiếc là thời gian qua, do người phụ trách việc này chưa tinh nhạy, nên "bỏ lọt lưới".

"Nhưng đến vụ Lương Văn Trung thì phải xử"- ông Sa cho biết tác giả này sẽ bị xử phạt vì hành vi "sao chép tác phẩm tạo hình mà không có sự đồng ý của tác giả", theo NĐ31 thì khung hình phạt là từ 3-10 triệu đồng". Xét đến đây là lần đầu tiên Lương Văn Trung vi phạm, và cũng xét thấy "cậu ấy vi phạm mà không biết là mình vi phạm" nên chiếu quy định, sẽ áp dụng mức phạt tối thiểu là 3 triệu đồng.

2. Phạt tiền hàng loạt theo NĐ31?

Cho đến thời điểm này, Lương Văn Trung có thể được xem là tác giả đầu tiên bị phạt tiền vì "đạo" tác phẩm, nhưng sẽ không phải là tác giả cuối cùng.

Thậm chí, với việc "khởi động" lại mục 7, NĐ31 (quy định về việc xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả) thì rất có thể Thanh tra Bộ VH-TT sẽ "truy" lại trách nhiệm của nhiều tác giả- đạo chích trong thời gian qua (không quá hai năm), trước hết là tác giả Nguyễn Ánh Mỹ (đạo bức Vượt đèn đỏ).

Ông Sa một lần nữa khẳng định quyết tâm thực hiện nghiêm NĐ31 về bảo vệ bản quyền trên tất cả các lĩnh vực, từ văn học nghệ thuật đến phần mềm máy tính, và các lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung (mức phạt cao nhất lên tới 50-70 triệu đồng).

"Việc sao chép, ăn cắp tác phẩm không được sự đồng ý của tác giả đều đã có quy định về mức phạt, chỉ có điều có quyết tâm thực hiện hay không - ông nhấn mạnh - tôi rất ý thức trách nhiệm của mình trong thời kỳ gia nhập WTO. Phải xử nghiêm, không thể "buông" như thời gian qua".

3. Cưỡng chế thi hành, vẫn chưa đủ

Bị phạt ba triệu đồng không phải là lớn, nhưng nếu tác giả Lương Văn Trung không tự nguyện mang tiền đến nộp thì sao? Rộng ra, đối với các tác giả - đạo chích không có, hoặc cố tình chây ỳ không chịu nộp tiền, thì phải làm gì?

Theo Thanh tra Bộ VH-TT, có thể áp dụng quy định cưỡng chế thi hành nếu họ cố tình không nộp phạt. Nếu không, như trường hợp Lương Văn Trung, sẽ đề nghị Trường ĐH Mỹ thuật Hà Nội xem xét về tư cách sinh viên của Trung. Sau khi chịu xử phạt hành chính, người vi phạm vẫn có thể bị kiện ra tòa nếu chủ sở hữu muốn.

Tuy nhiên, từ các vụ việc xâm phạm bản quyền gần đây, áp dụng vào NĐ31 thì vẫn thấy còn kẽ hở, để "lọt người, lọt tội". Thứ nhất, mức phạt 3-10 triệu đồng nói trên là áp dụng cho việc "Sao chép các tác phẩm tạo hình hoặc bán bản sao các tác phẩm này mà không được sự đồng ý của tác giả".

Thực tế, kẻ đạo chích không chỉ "sao chép" mà còn cố tình "chiếm hữu" tác phẩm thông qua việc đề tên mình để đăng báo (đối với tác phẩm văn học), dự thi, và nhận giải thưởng (đối với nhiều tác phẩm mỹ thuật và nhiếp ảnh NĐ31 không có điều khoản quy định rạch ròi "tội" này, dù xét về lý và tình đều đáng phê phán hơn rất nhiều.

Thứ hai, NĐ31 chưa thể xử lý những người liên quan, thí dụ BGK các cuộc thi hoặc BBT các tuyển tập đã để "lọt" những tác phẩm ăn cắp.

Về việc này, ông Sa cho biết, sẽ không loại trừ phương án báo cáo với Bộ trưởng, đề nghị xem xét trách nhiệm của BGK. Trách nhiệm đó không được quy định trong NĐ31, nhưng ít nhất là về trách nhiệm công chức, cũng phải có sự phê bình nào đó".

Lại thêm một vụ đạo tranh Thêm một tác phẩm mỹ thuật bị thu hồi giải do vi phạm tác quyền Tác giả "Bình minh trên công trường" sẽ bị thu hồi giải thưởng

Theo Thể thao & Văn hóa
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp