08/12/2020 22:17 GMT+7

Xử lý nghiêm việc nhập khẩu, phát tán trái phép loài ngoại lai xâm hại

CHÍ TUỆ
CHÍ TUỆ

TTO - Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện các biện pháp phòng chống và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong nhập khẩu, phát tán, nuôi trồng và kinh doanh trái phép loài ngoại lai xâm hại.

Xử lý nghiêm việc nhập khẩu, phát tán trái phép loài ngoại lai xâm hại - Ảnh 1.

Tôm càng đỏ là loài có hại, bị cấm bán, nuôi ở Việt Nam - Ảnh: N.LAN

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ban hành chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.

Thời gian gần đây, một số loài ngoại lai xâm hại xuất hiện tại một số địa phương, có nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới đa dạng sinh học, môi trường, kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.

Nguy cơ nhập khẩu trái phép, nuôi trồng, phát tán loài ngoại lai xâm hại tại Việt Nam khá cao do nhận thức chưa đầy đủ về nguy cơ gây hại của việc nhập lậu, nuôi trồng, phóng thích các loài ngoại lai xâm hại.

Để kịp thời ngăn ngừa và kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về nuôi trồng, phát triển, kinh doanh loài ngoại lai xâm hại; tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.

Bộ Tài nguyên và môi trường có kế hoạch ngăn ngừa và kiểm soát loài ngoại lai xâm hại ở Việt Nam thời gian tới.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường các biện pháp kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

Đồng thời quản lý chặt chẽ hoạt động nuôi, trồng loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại, chỉ đạo, hướng dẫn áp dụng các biện pháp kiểm soát, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công thương tăng cường công tác kiểm tra, xử lý hoạt động kinh doanh trái phép các loài ngoại lai xâm hại theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng hải quan (đặc biệt là lực lượng hải quan cửa khẩu) chủ động, phối hợp với các đơn vị kiểm dịch tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập của các loài ngoại lai xâm hại.

Theo Bộ Tài nguyên và môi trường, nước ta đã chứng kiến bài học trước đây về nhập ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) để phát triển kinh tế và loài này đã trở thành đại dịch, vẫn tiếp tục gây hại cho mùa màng, tác động trực tiếp đến ngành nông nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, các loài khác như rùa tai đỏ, tôm hùm nước ngọt... cũng là những loài được quốc tế cảnh báo xâm hại nguy hiểm, tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học, các ngành kinh tế nhưng vẫn tiếp tục được nhập khẩu, phát tán và nuôi trồng tự phát tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, hệ sinh thái tự nhiên Việt Nam còn chịu sự xâm hại của các loài ngoại lai du nhập theo các con đường tự nhiên như cây mai dương (Mimosa pigra), bọ cánh cứng hại dừa (Brontispa longissima), cây trinh nữ móc (Mimosa diplotricha)...

Đặc biệt, sự lan rộng của cây mai dương hiện vẫn chưa được kiểm soát, ảnh hưởng tới đa dạng sinh học của nhiều khu bảo tồn thiên nhiên cũng như diện tích nông nghiệp của các tỉnh, thành phố.

​Hà Nội phát động diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại môi trường ​Hà Nội phát động diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại môi trường

UBND TP Hà Nội đã giao Sở Tài nguyên và môi trường phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai các hoạt động kiểm soát và diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại nghiêm trọng trên địa bàn.

CHÍ TUỆ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp