12/04/2024 06:50 GMT+7

Xu hướng 'nghỉ việc thầm lặng' đe dọa doanh nghiệp

Quiet quitting - nghỉ việc thầm lặng hay trạng thái "làm việc cầm chừng" - là một xu hướng không lành mạnh có thể sẽ bùng phát trong năm 2024, cùng với sự gia tăng của tình trạng người đi làm kiệt quệ khiến các doanh nghiệp Việt Nam đau đầu.

Tình trạng nghỉ việc thầm lặng diễn ra khi nhân viên mất niềm tin và sự gắn bó với nơi làm việc - Ảnh: Insperity

Tình trạng nghỉ việc thầm lặng diễn ra khi nhân viên mất niềm tin và sự gắn bó với nơi làm việc - Ảnh: Insperity


Mất niềm tin và "nghỉ việc thầm lặng"

Khái niệm "Nghỉ việc thầm lặng" (Quiet Quitting) - rất gần với zombie công sở - là tình trạng nhân viên vẫn tiếp tục làm việc nhưng không còn tập trung toàn tâm toàn ý hay đóng góp một cách tích cực cho công ty, thể hiện sự rời bỏ thầm lặng và một tâm thế không còn muốn phấn đấu hoặc gắn bó lâu dài.

Xu hướng này được bà Thanh Nguyễn - CEO của Anphabe, đối tác của LinkedIn tại Việt Nam - đưa ra tại sự kiện Xu hướng nhân tài Việt Nam - 10 năm nhìn lại với các tổng hợp, quan sát từ một loạt khảo sát chuyên sâu với trung bình 60.000 người đi làm mỗi năm mà Anphabe thực hiện.

Burnout đang là một vấn đề sức khỏe nổi cộm. Khác với stress, burnout nghiêm trọng và nguy hiểm hơn, dễ khiến người lao động rơi vào trạng thái kiệt sức, trống rỗng và không còn động lực để cố gắng - Ảnh: ANPHABE

Burnout đang là một vấn đề sức khỏe nổi cộm. Khác với stress, burnout nghiêm trọng và nguy hiểm hơn, dễ khiến người lao động rơi vào trạng thái kiệt sức, trống rỗng và không còn động lực để cố gắng - Ảnh: ANPHABE

Theo phân tích của bà Thanh Nguyễn, xu hướng "nghỉ việc thầm lặng" là hệ lụy của một giai đoạn với nhiều biến động của tình hình kinh tế, xã hội kể từ sau đại dịch COVID-19 đến nay.

Trước COVID-19, 2016-2018 được xem là giai đoạn lạm phát tiền lương, chức vụ khi mà các doanh nghiệp ra sức tìm cách thu hút nhân tài, cạnh tranh bằng mọi giá để có nhân tài.

COVID-19 xảy ra ngay sau đó thì những nhân tài mà doanh nghiệp tìm mọi cách đưa về trước đó dù muốn hay không cũng phải cắt bớt, dẫn đến trạng thái COVID layoff - sa thải hàng loạt do COVID-19.

Đến cuối năm 2021, lại diễn ra tình trạng nghỉ việc hàng loạt, dù vừa mới trước đó doanh nghiệp phải tìm mọi cách giữ việc cho người lao động trong giai đoạn dịch khó khăn. 

Lý do là trải qua sự khắc nghiệt của đại dịch, nhiều người thấy công việc không còn ý nghĩa và muốn nghỉ ngơi, muốn tìm nơi làm việc tốt hơn...

Tuy nhiên, sau một giai đoạn nghỉ việc hàng loạt, nhóm nghỉ việc cũng bắt đầu quay trở lại làm việc hàng loạt, nhiều người xin về lại công ty cũ. Nhưng khi mọi thứ còn chưa kịp ổn định thì lại diễn ra tình trạng layoff - sa thải hàng loạt do suy thoái kinh tế toàn cầu.

"Với quá nhiều sự thay đổi và không chắc chắn trong cách quản lý, chiến lược và tương lai của doanh nghiệp, người đi làm cảm thấy hoang mang, mơ hồ, tạo nên một môi trường làm việc căng thẳng. Niềm tin và mức độ gắn kết cũng dần mất đi.

Trước đây chúng ta hay nhắc từ thế giới VUCA - để chỉ sự biến động, phức tạp, mơ hồ. Ngày nay các nhà tương lai học dùng từ BANI để mô tả thế giới mà ở đó con người mong manh, dễ vỡ, lo lắng quá mức và phi tuyến tính - không thể giải thích cũng như không thể hiểu được. Đây cũng sẽ là một thách thức mới", bà Thanh Nguyễn nhận định.

Theo khảo sát của Anphabe về chỉ số Niềm tin và Gắn kết của nhân viên, niềm tin của nhân viên vào năng lực ứng phó của tổ chức đã xuống thấp, khi có đến hơn 40% người đi làm cho rằng công ty sẽ không thể tiếp tục tồn tại trong tương lai gần.

"Niềm tin giảm, nhưng họ đã học được bài học từ các sự kiện trước đó. Họ nghỉ việc thì ai trả lương, và nghỉ rồi đi tìm việc mới thì cỏ bên kia chắc gì đã xanh hơn. 

Trong thời buổi kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp đều tìm cách cắt giảm, thu hẹp nên người đi làm sợ nhất là sa thải. Thế nên họ vẫn đi làm nhưng cái đầu không thể tập trung ở chỗ làm", bà Thanh Nguyễn nhận định.

Doanh nghiệp phải hồi sinh zombie công sở

"Zombie cùng với trào lưu quiet quitting sẽ ảnh hưởng đến các nỗ lực thay đổi của các doanh nghiệp, giết chết năng lượng, mong muốn thay đổi của doanh nghiệp. Nhưng nhóm này chiếm tới 30% nhân sự, nên nhiệm vụ của người làm nhân sự, của lãnh đạo doanh nghiệp là phải làm cho những zombie này sống lại", bà Thanh Nguyễn nhận định.

Bà Thanh Nguyễn cho rằng đứng ở góc độ người làm nhân sự hay lãnh đạo doanh nghiệp phải có cách nhìn nhân văn với các zombie công sở và những người "nghỉ việc thầm lặng".

Khác với suy đoán cho rằng người bị cắt giảm sẽ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề nhất, chính những người còn sống sót lại là nhóm bị stress và chuyển sang trạng thái burnout - kiệt quệ nhiều nhất - Ảnh: ANPHABE

Khác với suy đoán cho rằng người bị cắt giảm sẽ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề nhất, chính những người còn sống sót lại là nhóm bị stress và chuyển sang trạng thái burnout - kiệt quệ nhiều nhất - Ảnh: ANPHABE

Theo đó, cần phải hiểu zombie là trạng thái mà ở đó doanh nghiệp không khơi gợi được tinh thần để họ yêu công việc. Họ đang ở nhóm rất không gắn kết, thờ ơ, cần phải khơi gợi mong muốn cống hiến và hiểu được động lực phát triển của họ là gì.

Có thể dùng công nghệ làm những khảo sát thường xuyên để biết nhóm A, nhóm B này có vấn đề gì để đưa ra chính sách tốt hơn.

Đồng thời, không chỉ người làm nhân sự mà lãnh đạo cũng phải làm tốt công việc nhân sự, biết nhân viên đang tắc ở đâu, đau ở đâu, đưa ra giải pháp, khơi gợi họ cống hiến.

Tuy nhiên theo bà Thanh Nguyễn, đây vẫn chỉ là những gợi ý chung chung, giải quyết những bài toán nhân sự mới vẫn là "câu hỏi triệu đô" đang cần tìm lời giải.

56% doanh nghiệp phải cắt giảm lao động56% doanh nghiệp phải cắt giảm lao động

Báo cáo về lương và thị trường lao động năm 2024 của Navigos Search, 56% trong số 555 doanh nghiệp khảo sát đã phải cắt giảm lao động. Tuy nhiên, 59% cho biết sẽ tuyển dụng khoảng 25% nhân sự trong năm tới.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp