28/01/2019 08:42 GMT+7

Xứ Huế rực rỡ mùa lễ hội và du xuân

HUỲNH PHƯƠNG
HUỲNH PHƯƠNG

TTO - Tết Kỷ Hợi, nếu bạn ưa thích không gian trầm mặc, cổ kính, hãy về xứ Huế du xuân và tham gia các lễ hội độc đáo.

Xứ Huế rực rỡ mùa lễ hội và du xuân - Ảnh 1.

Du khách du xuân bên trong Đại nội Huế nhìn từ trên cao - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN

Nổi bật trong số các địa điểm du xuân ở Huế là kinh thành Huế. Vào dịp Tết Nguyên đán, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức rất nhiều hoạt động vui tết tại hoàng cung phục vụ nhân dân, du khách.

Du khách được hòa mình, trải nghiệm những hoạt động cùng phong tục đón tết truyền thống và tham quan các công trình tiêu biểu tại hoàng cung (Đại nội Huế) như Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Tử Cấm Thành, Thế Miếu, Hiển Lâm Các, Cửu Đỉnh hay Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.

Một trong những nghi lễ đặc sắc được tái hiện vào ngày 23 tháng chạp hàng năm là lễ Thượng Tiêu (hay còn gọi là dựng nêu) tại Thế Miếu và điện Long An.

Xứ Huế rực rỡ mùa lễ hội và du xuân - Ảnh 2.

Sắc xuân rực rỡ trong Hoàng cung Huế - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN

Dựng nêu - một nghi lễ quan trọng vào đầu năm mới của triều Nguyễn, hiện nay trở thành một truyền thống không thể thiếu ở khu di sản Huế. Ngoài những quan niệm tâm linh của dân gian, lễ dựng nêu của triều Nguyễn còn có mục đích báo hiệu ngày tết đã tới.

Hai cây nêu được làm bằng tre dài hơn 15m và được chặt tận gốc. Đỉnh nêu được buộc các lễ vật gồm bùa hay ấn vàng dùng để cúng tế thần linh, xua đuổi tà ma và cầu cho một năm mới an lành.

Xứ Huế rực rỡ mùa lễ hội và du xuân - Ảnh 3.
Xứ Huế rực rỡ mùa lễ hội và du xuân - Ảnh 4.

Nghi lễ rước và dựng nêu trong Hoàng cung Huế - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN

Trong số các tiết lễ tại Hoàng cung Huế phải kể đến như lễ đổi gác, múa lân sư rồng, các trò chơi cung đình và dân gian (bài vụ, đổ xăm hường, đầu hồ, đối thơ và trình diễn thư pháp), trình diễn võ thuật cổ truyền, biểu diễn Đại nhạc hay Tiểu nhạc nhằm gợi nhớ về cái tết cổ truyền của dân tộc.

Nhiếp ảnh gia Nông Thanh Toàn, "thổ địa" tại Huế, cho biết vào mỗi dịp tết đến, anh đều ghi lại không khí đón tết vui tươi trên khắp xứ Huế.

"Không gian đón xuân ở Huế ngập tràn những sắc mai vàng, những câu đối thắm và được tô điểm bởi vẻ đẹp đằm thắm của những thiếu nữ Huế diện áo dài, làm khung cảnh Huế mộng mơ vốn trầm mặc, cổ kính thêm phần rực rỡ hơn" - anh nói.

Xứ Huế rực rỡ mùa lễ hội và du xuân - Ảnh 5.

Người dân xem lễ hội cầu ngư tại làng Thai Dương Hạ, xã Hải Dương, thị xã Hương Trà - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN

Các lễ hội ngày tết xứ Huế diễn ra rất hấp dẫn, trong đó có lễ hội cầu ngư tại làng Thai Dương Hạ, xã Hải Dương, thị xã Hương Trà. Đây là lễ hội cầu ngư "tam niên đáo lệ", 3 năm 1 lần sẽ tổ chức long trọng nhất so với truyền thống hàng năm, diễn ra từ 10-12 tháng giêng âm lịch.

Người dân Huế cho biết cầu ngư nhằm mục đích cầu cho mưa thuận, gió hòa và tất cả ngư dân của làng làm ăn được gặp nhiều may mắn.

Xứ Huế rực rỡ mùa lễ hội và du xuân - Ảnh 6.

Lễ hội vật làng Sình, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN

Xứ Huế rực rỡ mùa lễ hội và du xuân - Ảnh 7.

Lễ hội vật cầu mong cho dân làng khỏe mạnh - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN

Nói đến lễ hội độc đáo ở Huế phải kể đến lễ hội vật làng Sình diễn ra vào ngày 10 tháng giêng âm lịch tại khu vực đình làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình) thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang.

Ngoài yếu tố tâm linh trong lễ hội vật như cầu mong cho dân làng khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt và cuộc sống ấm no, hạnh phúc còn là hoạt động mang đậm tinh thần thượng võ, kích thích việc rèn luyện sức khỏe, lòng dũng cảm và mưu trí trong giới trẻ.

Xứ Huế rực rỡ mùa lễ hội và du xuân - Ảnh 8.

Đu tiên ngày xuân tại xã Điền Hòa, huyện Phong Điền - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN

Ngoài ra, phải kể đến lễ hội Đu tiên truyền thống vào ngày mùng 2 tết hàng năm tại xã Điền Hòa, huyện Phong Điền. Đu tiên là cách gọi của hình thức đánh đu đôi, tức từng cặp (một nam, một nữ) thanh niên cùng lên đu so tài trong dịp đầu xuân năm mới.

Xứ Huế rực rỡ mùa lễ hội và du xuân - Ảnh 9.

Viết thư pháp ngày xuân tại khuôn viên bờ sông Hương - Ảnh: NÔNG THANH TOÀN

"Vùng đất cố đô Huế có rất nhiều hoạt động du xuân, lễ hội hấp dẫn và luôn được giữ gìn đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt, hứa hẹn đón nhiều du khách hơn nữa đến tham quan trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019" - anh Thanh Toàn cho biết thêm.

Bạn có kỷ niệm từ những chuyến du lịch muốn chia sẻ với độc giả? Mời bạn gửi email bài và ảnh về địa chỉ [email protected], vui lòng cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng để tòa soạn gửi nhuận bút sau khi bài đăng. Tuổi Trẻ Online cảm ơn bạn.

Làng nhang nhuộm màu hồng ở Việt Nam lên báo Tây

TTO - Làng quê Quảng Phú Cầu có nghề làm nhang (hương) truyền thống, đang vào mùa nhộn nhịp chạy hàng trước Tết Nguyên đán.

HUỲNH PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp