30/12/2023 10:01 GMT+7

Xoay xở tìm việc làm cuối năm: Chấp nhận thay đổi để thích ứng

Ông Lý Trường Chiến - chủ tịch TriTri.world - cho rằng làn sóng sa thải, mất việc xảy ra trên diện rộng trong năm là một bình thường mới đòi hỏi người lao động phải chấp nhận sống chung và phải thay đổi để thích ứng, có việc làm.

Máy móc đã và sẽ tiếp tục thay thế con người trong nhiều việc mà người lao động và doanh nghiệp phải luôn tìm cách thích ứng - Ảnh: Q.ĐỊNH

Máy móc đã và sẽ tiếp tục thay thế con người trong nhiều việc mà người lao động và doanh nghiệp phải luôn tìm cách thích ứng - Ảnh: Q.ĐỊNH

"Layoff là việc các doanh nghiệp cắt giảm lao động, giảm chi phí nhân sự không phải do hiệu suất làm việc để có thể tái cấu trúc, thích nghi với biến động. Đây là vấn đề lớn, cần thay đổi nhận thức và chuyển hóa từ tư duy đến hành động của cá nhân, tập thể, doanh nghiệp cũng như của cộng đồng và cả xã hội" - ông Lý Trường Chiến nói.

Trong điều kiện mới, bình thường mới, người trẻ hãy học cách vào đời bằng bất cứ ngưỡng cửa chân chính nào.

Ông LÝ TRƯỜNG CHIẾN

Cắt giảm - bình thường mới

* Ông cho rằng đằng sau làn sóng cắt giảm đang diễn ra là gì?

Ông LÝ TRƯỜNG CHIẾN

Ông LÝ TRƯỜNG CHIẾN

- Sau dịch COVID-19, chúng ta làm quen khái niệm bình thường mới không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn cầu. Việc cắt giảm, sa thải vừa qua cũng diễn ra trên toàn cầu, sâu rộng và bất thường.

Nối tiếp đại dịch, chiến tranh và xung đột dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, làm cho nhu cầu cuộc sống của mọi người thay đổi, kéo theo nhu cầu cung ứng, sản xuất, bao gồm việc tạo ra công ăn việc làm, cũng thay đổi mạnh mẽ và toàn diện.

Dòng nhu cầu, công việc, hàng hóa, tài chính, tiền tệ của xã hội... hầu hết các nơi chậm lại, thậm chí suy kiệt. Hiện tượng sa thải nhiều, thậm chí phá sản, đóng cửa xảy ra ngay cả ở nước phát triển.

Nhiều tập đoàn đa quốc gia, nhiều ngành nghề được coi là thời thượng cũng có hiện tượng sa thải hàng loạt. Nên cần hiểu rằng việc cắt giảm, thay đổi cũng là một bình thường mới mà ai chưa chấp nhận thay đổi, tìm cách thích ứng sẽ dễ bị sự thay đổi vùi dập, làm điêu đứng.

* Người lao động cần làm gì trong tình cảnh mất việc, sa thải này?

- Cần chấp nhận nó như một bình thường mới, tức là phải sống chung với nó, thích ứng với nó bằng cách thay đổi mình. Trong làn sóng này, chúng ta có thể tạm chia lao động thành bốn nhóm.

Nhóm có năng lực tốt, năng động, sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi sẽ dễ dàng tìm được công việc mới, thu nhập mới, thậm chí tốt hơn công việc cũ. Nhưng nhóm này không nhiều, có người cho là họ may mắn nhưng may mắn không ngẫu nhiên mà đến với người đã sẵn sàng.

Nhóm có kỹ năng bình thường vốn chiếm số đông. Họ hiểu về bình thường mới, cùng chia sẻ trách nhiệm, chấp nhận khó khăn, có thể tăng giờ làm, giảm lương, làm công việc mình chưa từng.

Nếu kỹ năng bình thường mà luôn nhìn vào lợi ích trước, đòi hỏi quyền lợi phải như cũ, không chấp nhận bình thường mới sẽ mất việc nếu doanh nghiệp thu hẹp. Nhóm có năng lực kém sẽ phải sớm nhận ra để trau dồi năng lực mới có cơ hội tồn tại và phát triển.

Nhóm cuối cùng gồm những người có năng lực và có sự độc lập cao. Trong sự thay đổi họ thấy được cơ hội, nếu không thể thống nhất với doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi thì họ sẽ bắt đầu công việc mới, tạo lập công việc tự do cho riêng mình hoặc là khởi nghiệp.

Đừng chạy theo số đông

* Không ít bạn trẻ đã thích ứng, "nhảy" từ các ngành nghề khác sang IT bằng các khóa học ngắn hạn. Rồi cắt giảm, nhiều lính mới này đã bị sa thải. Lời khuyên nào ông muốn dành cho họ?

- Ngành công nghệ thông tin rất tiềm năng, cơ hội vẫn còn nhiều nhưng yêu cầu ngày càng cao so với trước đây. Công nghệ ngày càng phát triển và thay thế con người trong nhiều việc đơn giản. Người không có kiến thức, kỹ năng phù hợp với nhu cầu của khách hàng và thị trường, nếu chỉ là "thợ viết code" mà không liên tục học hỏi thì khó mà bám trụ được.

Nhiều tập đoàn công nghệ lớn không những sa thải mà còn sa thải hàng loạt, kể cả những người được xem là trụ cột. Đây cũng là điều mà các bạn trẻ cần tiếp nhận như một bình thường mới.

Tôi muốn nói thêm là chúng ta hay chạy theo phong trào. Nhưng trong điều kiện mới không nên chạy theo số đông mà cần phải quan sát sự thay đổi, tìm hiểu và lắng nghe nhu cầu của cuộc sống để có sự thay đổi phù hợp.

Có những vĩ nhân vào đời, thành công với công việc rất bình thường mà số đông xem thường, vấn đề là phải khác với số đông. Quy luật là cuộc sống luôn thay đổi mạnh mẽ, bạo liệt, nhiễu loạn. Thay đổi sẽ tạo ra vấn đề mà vấn đề nào cũng sẽ có nhiều giải pháp.

Nếu thực sự tư duy tích cực, thảo luận với người hiểu biết để khai mở và phát triển chính mình, chúng ta sẽ thích ứng với thay đổi. Với các bạn trẻ đang thất nghiệp, đây là lúc cần nâng cấp bản thân, với doanh nghiệp đây là thời gian rèn quân để chuẩn bị cho sự thay đổi phía trước.

Không có việc thấp kém, chỉ có tư duy kém hay không!

* Người mất việc, cả sinh viên mới ra trường thời điểm này khó tìm việc. Liệu rằng có cần hạ tiêu chuẩn, làm một công việc lương thấp hơn để sống sót?

- Hạ tiêu chuẩn trong hoàn cảnh này cũng có thể xem là một sự thích ứng với sự thay đổi. Như tôi đã nói, nhiều người có thể chuyển hướng khởi nghiệp hoặc tự tạo việc làm. Đó có thể là công việc rất bình thường. Trước đây làm việc văn phòng có vẻ hoành tráng, nay có thể là công việc tay chân.

Không có công việc nào thấp kém mà chỉ có con người với tư duy ứng xử, văn hóa thể hiện người đó kém hay không thôi. Lương cao hay thấp phụ thuộc vào giá trị tạo ra và phụ thuộc vào khả năng chi trả đầu tiên nhất và căn bản nhất là của khách hàng, tiếp đó là khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Xoay xở tìm việc cuối năm: Gian nan mất việc ở tuổi U50Xoay xở tìm việc cuối năm: Gian nan mất việc ở tuổi U50

Theo thống kê từ đầu năm đến nay, TP.HCM có khoảng 156.000 người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 10% so với năm trước.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp