Phóng to |
Ảnh minh họa: Fotolia |
Tuy nhiên, hầu hết ý kiến đều cho rằng không thể và không nên xây dựng một nút “xóa bỏ” như vậy trong thế giới ảo.
Con người sẽ dễ dãi hơn với cuộc sống của mình
Nếu đề xuất của Eric Schmidt thành hiện thực, chắc chắn con người sẽ dễ dãi hơn với cuộc sống của mình, không cần lăn tăn về hậu quả vì rồi sẽ được “làm lại cuộc đời”. Còn những tình huống bị oan khuất thì sao? Đó là số mệnh của bạn. Tôi từng nghĩ sẽ tốt biết mấy nếu toàn bộ máy móc sẽ làm trọng tài các cuộc thi, sẽ không ai tham nhũng, chẳng ai trộm cắp và không ai lừa gạt ai, thế giới ấy chỉ có trong tiểu thuyết của những nhà văn lãng mạn. Tóm lại, tôi nghĩ không nên “sáng tạo” liều thuốc làm chỗ dựa cho sự sai trái mà để con người nghiêm túc ngay từ đầu.
Vũ Hoàng Tâm (giám đốc Công ty VHT chuyên về giải pháp chăm sóc khách hàng bằng phần mềm)
Thay vì “xóa bỏ” hãy nỗ lực thay đổi
Xóa bỏ quá khứ sẽ không thể trả lại cho chúng ta thanh danh. Một vết dơ trong quá khứ sẽ chỉ được xóa bỏ khi chính bạn nhận thức, thay đổi nó. Thay vì dựa vào một nút “xóa bỏ”, bạn hãy dùng những hành động cụ thể chứng minh cho những người xung quanh thấy được nỗ lực của chính mình.
Nút “xóa bỏ” là một ý tưởng hay nhưng xét về khía cạnh đạo đức thì không tốt. Chưa nói trong nhiều trường hợp có thể bị những kẻ xấu lợi dụng.
Thử hình dung nếu nút “xóa bỏ” của bạn bị một kẻ xấu nắm giữ, bạn sẽ như thế nào khi một sáng thức dậy, tất cả thông tin về bạn trên Internet đều biến mất vĩnh viễn?
Huỳnh Thanh Phi(trưởng bộ phận truyền thông và quan hệ công chúng Công ty cổ phần Q-Mobile)
“Xóa bỏ” dễ tạo ra những rủi ro
Tôi cho rằng Google đưa ra một ý tưởng hay nhưng chưa cần thiết trong thời điểm hiện tại, hoặc chỉ có thể cần thiết cho một số trường hợp đặc biệt (như các thông tin bảo mật, bản quyền...). Việc sử dụng một nút “Delete” như Google đề xuất có thể tạo ra những rủi ro không mong muốn cho mỗi cá nhân, những thông tin cần thiết cho nhiều người cũng có thể bị xóa bỏ.
Internet là một trong những phát minh và tiến bộ của nhân loại. Những gì mà mỗi cá nhân thực hiện trên Internet là tiến trình phát triển của lịch sử và chúng ta không nên xóa lịch sử, dù rằng “lịch sử” ấy tốt hoặc chưa tốt đối với mỗi cá nhân nào đó.
Trần Viết Quân(trưởng phòng truyền thông Công ty Mobiistar)
Có thể vi phạm pháp luật
Nếu người sử dụng cung cấp thông tin lên các máy chủ hoặc ứng dụng do Google quản lý như Gmail, YouTube... thì Google có thể thiết kế nút “Delete” để xóa các thông tin này được. Nhưng nếu người sử dụng cung cấp thông tin lên các máy chủ hoặc mạng xã hội không do Google quản lý, khi đó muốn xóa thông tin thì Google phải liên lạc với nhà quản lý máy chủ này và được sự cho phép của bên quản lý mới xóa được. Trong trường hợp nếu Google tự ý xóa mà không được phép thì Google phải “hack” vào hệ thống của những đơn vị này.
Như vậy hành vi này sẽ vi phạm pháp luật. Chúng ta đều biết Google hoạt động dựa trên thu thập thông tin đã được người dùng tải lên ở đâu đó trên thế giới mạng và họ tổng hợp các tin này thành dịch vụ của mình. Về nguyên tắc, những tin này do người sử dụng đưa lên và chỉ tác giả mới có quyền xóa, sửa thông tin đó.
Nếu một ai khác thực hiện xóa, sửa mà không được phép thì cũng có thể vi phạm luật. Để giải quyết bài toán vi phạm luật, Google phải liên lạc với hàng triệu người và phải có sự cho phép của những người này thì nút “Delete” của Google mới có thể thành hiện thực.
VÕ ĐỖ THẮNG(giám đốc Trung tâm đào tạo và an ninh mạng Athena)
Xóa đi cũng không ích gì
Nguyễn Khoa Hồng Thành(phó giám đốc Công ty Emerald) |
ghi
* Ý kiến của bạn về "Xóa vĩnh viễn quá khứ trên internet" như thế nào? Hãy chia sẻ cùng Nhịp Sống Số qua phần phản hồi bên dưới bài viết. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận