Bài báo Sách giáo khoa mới theo hướng nào |
Tuổi Trẻ Online xin trích đăng:
Bạn đọc Lê Tam đặt câu hỏi: Không hiểu sao lãnh đạo ngành GD lại chọn phương án "độc bản", "độc quyền" như thế? Thiết nghĩ, Chính Phủ, Quốc hội phải tập trung đầu tư, nghiên cứu để thống nhất một phương án hay nhất để đáp ứng được mục tiêu giáo dục của nước nhà. Tại sao không mang những ý kiến này ra bàn bạc trên diễn đàn Quốc hội?
Bạn đọc Thanh Phong mở rộng câu chuyện: Tại sao chúng ta không đặt vấn đề ra để bàn luận tìm nguyên nhân gốc rễ của vấn đề lý do Bộ GD-ĐT nghiêng về phương án để Bộ GD-ĐT chủ động tổ chức biên soạn đầy đủ một bộ SGK, và cả việc cung ứng thiết bị trường học (thay vì chỉ cần đưa ra tiêu chuẩn để cơ sở chủ động mua sắm tại những nơi gần, rẻ, nhưng vẫn bảo đảm chất lượng).
Bạn đọc Thích Thiền Đăng bày tỏ: Tôi ủng hộ không để Bộ GDĐT độc quyền biên soạn sách giáo khoa. Tại sao không đặt hàng cho các tổ chức, nhà sư phạm, nghiên cứu lập thành nhóm, tổ biên soạn và Bộ đứng ra đánh giá quá trình áp dụng thực nghiệm như thế nào và có quyết định.
Bạn Thiền Đăng cho rằng: Đã có tư tưởng đổi mới thì Bộ GDĐT cũng phải đổi mới từ trong nhận thức cách quản lý và khuyến khích sự sáng tạo, đa dạng của xã hội, để khai thông những nguồn lực của đất nước đối với công việc này. Mong lắm thay, vì tương lai phát triển của giáo dục nước nhà, định hướng phát triển bền vững chứ không giật cục, nửa vời và phụ thuộc vào lợi ích nhóm.
Bạn đọc Nguyễn Ngọc Kiên (kiennguyenngoc1988@...) gợi ý: Bộ nên đưa ra khung chương trình, sau đó cho các tổ chức, cá nhân được tự do biên soạn dựa vào khung chương trình đó. Nhà trường và giáo viên sẽ tự do lựa chọn sách giáo khoa phù hợp với học sinh của mình sao cho đảm bảo chất lượng giáo dục là được.
Hãy đợi mà coi Hãy đợi mà coi "đổi mới đây" Giáo khoa sách học "phải theo Tây" Mười năm lũ trẻ làm chuột bạch Nội dung sách vẫn ở trên mây. Hãy đợi mà coi "đổi mới đây" Học hành, thi cử "phải hay hay" Mỗi năm mỗi đổi mà sao vẫn Nhìn trước trông sau cứ loay hoay. |
Cùng quan điểm, bạn đọc Hoàng Long Điện viết: Bộ chỉ nên đưa ra khung chương trình, định hướng mục tiêu, yêu cầu về kĩ năng, thái độ, như thế mới phát huy tính chủ động, sáng tạo của người dạy và học. Không nhất thiết phải cần một bộ sách giáo khoa áp dụng cho cả một hệ thống giáo dục trong cả nước.
Bạn đọc Nguyễn Anh Tuấn phân tích: Bao nhiêu năm qua, Bộ GDĐT vẫn độc quyền về sách giáo khoa. Đã có những lần thay đổi nhưng cái mới và cái cũ không khác nhau mấy, không mang lại kiến thức thiết thực cho người học.
Bạn đọc Anh Tuấn kiến nghị: Nên chăng Bộ hãy trả lại quyền tự quyết cho các trường nơi mà chính các thầy cô và học sinh biết họ cần đưa những vấn đề nào vào trong sách của chính mình cho phù hợp với nhu cầu xã hội cũng như tự quyết định chất lượng với kiến thức của học sinh mình đào tạo.
"Bộ chỉ cần nêu ra tiêu chí đầu vào cùng như đầu ra của các khối như vậy nhà trường sẽ chủ động trong việc tạo ra sản phẩm theo đúng chất lượng của Bộ qui định. Còn việc quá trình đào tạo như thế nào sẽ là phần tài năng của các trường." - bạn Anh Tuấn viết.
Trong một góc nhìn khác, bạn đọc Bùi Đình Tặng thể hiện sự lo ngại: "Theo tôi nếu cho phép sử dụng nhiều bộ SGK trong điều kiện nền giáo dục hiện tại của nước nhà là không phù hợp vì: Các trường yếu từ trước đến giờ vẫn chạy đua theo thành tích thì có bộ giáo trình của Bộ sẵn rồi cũng chỉ dạy theo kiểu nhồi nhét cho hết giáo trình chứ không quan tâm dạy như vậy học sinh sẽ học được gì."
Bạn Đình Tặng lý luận: "Làm sao hiệu trưởng những trường yếu đủ năng lực thiết kế, duyệt giáo trình? Mà chúng ta phải hiểu và thừa nhận rằng số lượng hiệu trưởng (yếu năng lực sư phạm, kém về đạo đức giáo dục) của XH ta bây giờ không phải là con số nhỏ."
Tiêu chuẩn sách giáo khoa tốt: tiết kiệm thời gian cho cả thầy và trò Một quyển sách giáo khoa chỉ được gọi là tốt khi và chỉ khi nó đáp ứng được 5 tiêu chí cùng một lúc: - Giúp trò tự học mà không cần thầy giảng. - Giúp trò tự nâng cao tư duy nếu chịu khó động não. - Giúp trò tự tích hợp với các môn học khác. - Thách thức và kích thích tinh thần khai sáng của trò - Gắn liền lý thuyết với thách thức thực nghiệm và tìm kiếm ứng dụng. Kết quả là: - Giảm bớt thời gian học hiểu của trò, giảm bớt thời gian giảng của thầy. - Tăng tự tin của trò, tăng thời gian cho thầy mở rộng thêm nữa hiểu biết và năng lực tích hợp của trò. - Tăng thời gian tham khảo/ suy nghĩ bên ngoài sách giáo khoa của trò và tăng thời gian nghiên cứu của thầy. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận