11/05/2022 12:22 GMT+7

Xét tuyển năm 2022: Điều chỉnh để đảm bảo thí sinh trúng tuyển với nguyện vọng mong muốn nhất

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TTO - Ngày 11-5, trao đổi với báo chí về điều chỉnh kỹ thuật trong xét tuyển năm 2022, bà Nguyễn Thu Thủy, vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục - đào tạo), cho rằng việc "lọc ảo" giải quyết được nhiều bất cập.

Xét tuyển năm 2022: Điều chỉnh để đảm bảo thí sinh trúng tuyển với nguyện vọng mong muốn nhất - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thu Thủy - vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục - đào tạo) - cho rằng điều chỉnh kỹ thuật với việc "lọc ảo' có nhiều lợi thế cho thí sinh năm nay - Ảnh: NAM TRẦN

"Lọc ảo" để tránh tình trạng "giữ chỗ" trong tuyển sinh.

Điều chỉnh kỹ thuật của Bộ Giáo dục - đào tạo năm nay ở khâu xét tuyển đại học khiến nhiều trường phải thay đổi kế hoạch tuyển sinh và thí sinh lo lắng.

Không còn chuyện "giữ chỗ"

Trước băn khoăn về điều chỉnh của bộ, chỉ cho phép mỗi thí sinh trúng tuyển 1 nguyện vọng được xếp ưu tiên cao nhất, nhiều người cho rằng thí sinh bị tước quyền được lựa chọn khi đủ điều kiện trúng tuyển nhiều nguyện vọng khác.

Về điều này, bà Nguyễn Thu Thủy chia sẻ: Vài năm gần đây, một số cơ sở đào tạo xét tuyển bằng các phương thức khác (không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT) yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học ngay. Việc này mới khiến thí sinh bị mất cơ hội nhập học ở trường có mức ưu tiên cao hơn.

Có thí sinh vì muốn chắc chắn đã xác nhận nhập học ở một trường nhưng sau đó trúng tuyển vào trường mà các em yêu thích, phù hợp với năng lực hơn nhưng đã không còn cơ hội nhập học. 

Cách làm năm nay thay đổi, các trường phải nhập dữ liệu thí sinh trúng tuyển tạm thời (bằng các phương thức) lên hệ thống đăng ký xét tuyển của Bộ Giáo dục - đào tạo để "lọc ảo". Phần mềm này xác định mỗi thí sinh được trúng tuyển nguyện vọng duy nhất, nhưng sẽ là nguyện vọng thí sinh mong muốn nhất trong số các nguyện vọng các em đủ điều kiện trúng tuyển.

Với việc này cũng giải quyết bất cập nhiều thí sinh phải đóng tiền "giữ chỗ" ở một số trường. Không học thì không được rút tiền.

Theo bà Thủy thì tình trạng thí sinh "giữ chỗ nhưng không nhập học" cũng làm mất cơ hội của nhiều thí sinh khác. Các trường cũng vì thế không xác định được tỉ lệ thí sinh nhập học, dẫn đến tuyển sinh vượt chỉ tiêu. Chất lượng thí sinh không đồng đều do không xét tuyển được cùng thời điểm.

Việc chỉ trúng tuyển nguyện vọng duy nhất cũng giải quyết được nhiều vấn đề bất cập khác. Cụ thể thí sinh không phải chuẩn bị nhiều bộ hồ sơ, các trường THPT không phải sao in, chứng thực nhiều lần tốn kém, tốn thời gian. Một số trường sử dụng kết quả học tập của thí sinh để sơ tuyển không có dữ liệu chính xác dẫn tới tồn tại nhiều sai sót…

Theo bà Thủy, bộ không khống chế số lượng nguyện vọng của thí sinh. Tuy nhiên, thí sinh chỉ được xác nhận nhập học 1 nguyện vọng.

Điểm giống nhau của quy định của năm trước và năm nay, cho dù trúng tuyển nhiều nguyện vọng nhưng thí sinh chỉ nhập học theo 1 nguyện vọng. 

Nhưng với điều chỉnh kỹ thuật năm nay, việc lọc ảo sẽ cho phép thí sinh trúng tuyển vào 1 nguyện vọng được ưu tiên cao nhất (thí sinh mong muốn nhất). Vì thế không thể có chuyện điều chỉnh này tước đi quyền được lựa chọn của thí sinh. Ngược lại, đó là cách bảo vệ quyền lợi của thí sinh.

Không ảnh hưởng đến quyền tự chủ của cơ sở đào tạo

Bà Nguyễn Thu Thủy khẳng định điều này vì cho rằng các trường vẫn có thể xét tuyển sớm với các phương thức và thông báo danh sách đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) cho thí sinh.

Việc này không làm ảnh hưởng đến quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo, các trường vẫn có thể chủ động xét tuyển sớm và thông báo danh sách đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) cho thí sinh. Các trường vẫn tự chủ trong xây dựng phương thức xét tuyển, quyết định điểm trúng tuyển và chịu trách nhiệm về việc này khi đưa dữ liệu lên hệ thống lọc ảo.

"Hệ thống của bộ không xét tuyển mà chỉ hỗ trợ sắp xếp nguyện vọng của các thí sinh dựa trên các ưu tiên của các em, để lựa chọn ra nguyện vọng cao nhất mà các em có thể trúng tuyển", bà Thủy giải thích.

Bà cũng cho biết theo quy chế tuyển sinh hiện hành quy định, các cơ sở đào tạo được xét tuyển nhiều đợt trong năm, nhưng vẫn quy định lịch trình chung cho xét tuyển đợt 1, đồng thời quy định thí sinh phải tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp mới đủ điều kiện để xét và trúng tuyển vào đại học và cao đẳng ngành giáo dục mầm non.

Để chuẩn bị cho việc này, Bộ Giáo dục - đào tạo đã và đang khẩn trương thực hiện nâng cấp phần mềm để đảm bảo thuận lợi cho thí sinh trong việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển (phần mềm với cơ sở dữ liệu về tuyển sinh có cơ chế kiểm soát để hỗ trợ và hạn chế các sai sót của thí sinh trong quá trình đăng ký), hỗ trợ các cơ sở đào tạo và đáp ứng các quy định về tuyển sinh.

Bộ cũng sẽ ban hành văn bản, xây dựng tài liệu, clip hướng dẫn thí sinh trong đăng ký dự thi và xét tuyển. Đồng thời tăng cường truyền thông, hướng nghiệp cho thí sinh, cung cấp thông tin cho thí sinh, tạo điều kiện để thí sinh được tiếp cận thông tin đầy đủ, chính xác nhất.

Theo bà Thủy, hệ thống hỗ trợ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh sẽ được tiếp tục phát triển, kết nối với cơ sở dữ liệu ngành và cơ sở dữ liệu dân cư, từng bước sẽ trở thành một nền tảng cung cấp các dịch vụ và tiện ích tốt nhất cho thí sinh và cho các cơ sở đào tạo

Hàng ngàn thí sinh đến với Ngày hội tư vấn tuyển sinh tại Hà Nội Hàng ngàn thí sinh đến với Ngày hội tư vấn tuyển sinh tại Hà Nội

TTO - Sáng nay 8-5, Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp được nhiều thí sinh và các bậc phụ huynh chờ đợi bắt đầu diễn ra tại khuôn viên Trường đại học Bách khoa Hà Nội.

VĨNH HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp