Từ đường dây nóng 0918033133 - (08) 39971010 - Hà Nội: (04) 38473663
Phóng to |
Phiếu chỉ định xét nghiệm với dày đặc hàng chục mục nhưng chỉ miễn phí ba mục và phiếu kết quả có tên PGS.TS Thái Quý - Ảnh: Quốc Ngọc |
Ông L.V.B., ngụ khu phố 3, cho biết lần trước vào ngày 29-7, vợ ông và nhiều người khác nhận được thư của Hội Liên hiệp phụ nữ Q.2 mời đến nhà thiếu nhi quận để được công ty nói trên làm xét nghiệm máu miễn phí. Rất đông người truyền tai nhau kéo đến theo thư mời.
Khi vào lấy máu, vợ ông B. được nhân viên công ty cho biết chỉ được “miễn phí” đo huyết áp, kiểm tra tiểu đường và mỡ máu, muốn làm các xét nghiệm khác công ty sẽ thu tiền. Cuối cùng, số tiền vợ ông phải trả là 315.000 đồng cho một số xét nghiệm theo nhu cầu. Ông B. nói hóa đơn của ông là còn ít, nhiều người còn phải trả những khoản phí cao hơn.
Trao đổi với chúng tôi, bà Trần Thị Hồng - phó chủ tịch UBND P.Bình An - cho biết đây là chương trình nhân đạo do công ty kết hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Q.2 triển khai cho hội viên. “Nhằm tạo thuận lợi cho những chị em không có điều kiện đi khám chữa bệnh ở nơi khác” - bà Hồng nói.
Bà Phạm Thị Ngọc Dưỡng - chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ P.Bình An - cho biết thêm chương trình xét nghiệm máu “miễn phí” này đã được thực hiện tại quận hội và P.Thảo Điền, nay đến P.Bình An.
“Chương trình đã được mở rộng cho nhiều đối tượng khác có nhu cầu chứ không còn chỉ giới hạn trong hội viên hội phụ nữ. Sáng 19-8, có hơn 100 người đến làm xét nghiệm. Người dân được kiểm tra đường huyết, cholesterol miễn phí, còn lại các xét nghiệm khác ai muốn làm thêm thì đóng tiền. Sáng xét nghiệm, chiều trả kết quả” - bà Dưỡng giải thích.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Công ty Medlatec có trụ sở ở 42-44 Nghĩa Dũng, Q.Ba Đình, Hà Nội, văn phòng chi nhánh tại TP.HCM ở số 323 Võ Thành Trang, P.11, Q.Tân Bình. Thực tế chỉ “miễn phí” cho người dân vài món nhưng trên giấy chỉ định công ty liệt kê rất nhiều nội dung xét nghiệm như nhóm hóa sinh, huyết học, miễn dịch, vi khuẩn, tế bào, khối u...
Một nhân viên công ty nói với chúng tôi: “Muốn tìm hiểu gì về chương trình cứ liên hệ với hội phụ nữ, chúng tôi đã làm việc đầy đủ với bên đó”. Nhân viên công ty còn cho biết chương trình xét nghiệm máu miễn phí từng được công ty triển khai ở Q.1, hiện đang làm ở Q.2. Ngoài ra, “công ty còn có dịch vụ xét nghiệm máu tại nhà nữa”, nhân viên này nói.
Gọi điện thoại đến công ty ở Hà Nội, chúng tôi được gặp ông Nguyễn Văn Nghiêm - trợ lý giám đốc. Ông Nghiêm xác nhận công ty đã và đang triển khai các chương trình xét nghiệm máu miễn phí tại một số quận ở Hà Nội và TP.HCM. Các chương trình được tiến hành phối hợp với địa phương theo từng đợt, mỗi đợt từ một đến hai ngày, có miễn phí một vài xét nghiệm và thu tiền những xét nghiệm khác theo yêu cầu của người dân.
Người ký giấy trả kết quả đã nghỉ làm từ năm ngoái Trên phiếu kết quả trả cho người dân, chúng tôi thấy ký tên “phụ trách chuyên môn PGS.TS Thái Quý”. Ngày 21-8, chúng tôi đã liên lạc Medlatec theo số điện thoại ghi trên giấy chỉ định xét nghiệm mà người dân cung cấp. Nhân viên trực điện thoại cho biết PGS.TS Thái Quý là giám đốc phụ trách chuyên môn và hiện đã ra ngoài. Người này hẹn đầu giờ trưa gọi lại. Hơn 14g cùng ngày, chúng tôi xin gặp PGS.TS Thái Quý lần thứ hai thì được một giọng nữ cho biết ông đã nghỉ công tác ở đây từ hai năm trước (?). Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều cùng ngày, bà Võ Thị Ngọc Lan, giám đốc Công ty Medlatec, cho hay PGS.TS Thái Quý hiện nghỉ quản lý (vị trí giám đốc Bệnh viện Medlatec, trực thuộc Công ty Medlatec). Trả lời về thông tin cho rằng ông Quý đã nghỉ làm gần hai năm ở Medlatec, bà Lan cho biết ông Quý không đến bệnh viện thường xuyên nhưng vẫn làm chuyên môn, một tuần vẫn đến vài buổi. Tuy nhiên, khi PV Tuổi Trẻ gọi điện thoại cho PGS.TS Thái Quý, ông Quý cho hay đã nghỉ làm ở Medlatec từ năm ngoái. Trả lời về việc các phiếu trả kết quả xét nghiệm tại TP.HCM vừa qua đều có chữ ký của ông có phải đã được ký khống hay không, ông Quý cho rằng có thể những phiếu này đã được ký từ trước. |
* Một cây xanh trốc gốc kéo gãy trụ đèn. Trong cơn mưa chiều 21-8, gió thổi mạnh làm cây xanh trước nhà 122 Bùi Hữu Nghĩa, P.7, Q.5 (TP.HCM) trốc gốc (ảnh). Cây xanh khá to nói trên mang số thứ tự 52, ngã đè bẹp hai xe gắn máy, một xe đạp và một xe bán hủ tiếu. Đồng thời do tán lớn, cây kéo ghì dây điện phía trên khiến trụ đèn tại ngã ba Bùi Hữu Nghĩa - Nguyễn Trãi cách đó hơn 50m gãy ngang. Rất may không có ai bị thương trong sự cố này. Nhân viên của Xí nghiệp quản lý cây xanh 2 (Công ty Công viên cây xanh TP.HCM) và Công ty Điện lực Chợ Lớn đã có mặt tại hiện trường để xử lý sự cố, tránh ùn tắc giao thông. (QUỐC NGỌC)
* Hàng loạt nắp cống trên đường Cộng Hòa “biến mất”. Vài ngày nay trên đường Cộng Hòa đoạn từ ngã tư Ấp Bắc đến ngã ba Bình Giã (thuộc P.13, Q.Tân Bình, TP.HCM) liên tục xảy ra các vụ mất nắp cống. Miệng cống khá lớn, rất nguy hiểm cho tính mạng người đi đường. Theo ghi nhận của chúng tôi vào trưa 21-8, đoạn đường nói trên có đến bốn miệng cống lớn không nắp đậy. Công an P.13 cho biết đã ghi nhận các vụ việc này. Nắp cống làm bằng sắt nên có thể bị trộm cắp. (QUỐC NGỌC) * Đường Bà Hom bị “lô cốt” bao vây. Đường Bà Hom, P.13, Q.6, TP.HCM thời gian qua xuất hiện nhiều “lô cốt” khiến người lưu thông gặp khó khăn và ảnh hưởng tới việc buôn bán của người dân hai bên đường. Chỉ khoảng 1km nhưng có tới bốn “lô cốt” nằm giữa đường. Phần lớn những “lô cốt” này chiếm toàn bộ lòng đường nên xe máy phải leo lên vỉa hè lưu thông. Tại ngã tư Bà Hom - Đặng Nguyên Cẩn có hai “lô cốt” mọc sát nhau nên thường kẹt xe vào giờ cao điểm. Sáng 20-8, ông Nguyễn Công Thi, chỉ huy trưởng công trường, cho biết trên tuyến đường Bà Hom, đơn vị đang thi công cống cấp 2, 3 lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm do Ban quản lý nâng cấp đô thị TP.HCM làm chủ đầu tư. Tại đây đơn vị đang lắp đặt hệ thống cống hộp loại lớn nên bắt buộc phải rào chắn trên phạm vi rộng (hết lòng đường) để đảm bảo an toàn thi công. “Riêng “lô cốt” tại ngã tư Bà Hom - Đặng Nguyên Cẩn, trong vài ngày tới chúng tôi sẽ thu hẹp phạm vi rào chắn và tráng nhựa mặt đường để xe cộ dễ dàng qua lại” - ông Thi nói. (Mậu Trường)
* Làm bể ống nước nhưng không báo. Hai ngày qua, khu vực đường Lũy Bán Bích, P.Tân Thới Hòa, Q.Tân Phú (TP.HCM) bị cúp nước mà không được thông báo khiến nhiều hộ dân phải vất vả xin nước giếng, mua nước đóng bình để dùng. Theo Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Tân Hòa, nguyên nhân do nhà thầu Zublin (thi công dự án nâng cấp đô thị) trên tuyến đường này làm bể đường ống cấp nước nhưng không thông báo. Đến chiều 21-8, sự cố đã được khắc phục. Theo một cán bộ Công ty Cấp nước Tân Hòa, trong quá trình thi công nhà thầu Zublin từng nhiều lần làm bể ống gây cúp nước tương tự nhưng ít khi thông báo cho đơn vị cấp nước cũng như bồi hoàn chi phí khắc phục. * Bạn đọc cũng phản ảnh đường ống cấp nước trước nhà 166/8 Thích Quảng Đức, P.4, Q.Phú Nhuận, TP.HCM bị bể ống nước khiến nước sạch chảy lênh láng nhiều ngày qua. Đại diện Công ty cổ phần Cấp nước Gia Định hứa cho người kiểm tra, khắc phục. (QUANG KHẢI)
Các tin bài trên được thực hiện từ tin báo của một bạn đọc không nêu tên ở P.Bình An, Q.2, TP.HCM, bạn đọc tên Thiện, Quốc, Trinh và bạn đọc có số điện thoại 08.38366... |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận