Một góc triển lãm sắc phong phục chế - Ảnh: L.ĐIỀN |
Triển lãm còn giới thiệu một số hình ảnh tư liệu ghi nhận quá trình sưu tầm, số hóa các bản sắc phong, gia phả, tài liệu Hán Nôm ở các địa phương như Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Trị, Hưng Yên, Vĩnh Long... do Thư viện Khoa học tổng hợp tiến hành trong các năm qua.
Tổng số tài liệu được trưng bày lên đến hơn 300 gồm bốn mảng tài liệu chính:
- Tài liệu gốc như Chế thư bằng đồng cho Phú bình Quận Công Miên Áo (1878)
- Bộ sách Hoàng Triệu Ngọc Điệp
- Tài liệu phục chế với khoảng 15 sắc phong, chế phong, khoảng 40 gia phả được phục chế trên giấy dó và nhiều dị bản Truyện Kiều.
- Tài liệu thư viện xuất bản như các tài liệu Hán Nôm đã được phiên âm, phiên dịch và cuối cùng là mảng tài liệu điện tử với hơn 60 sắc phong, 40 bộ tư liệu dòng họ…
Giấy long đằng còn được gọi là giấy sắc vàng, do nghệ nhân ở làng Lại Nghè - Phủ Hoài Đức (nay là Hà Nội) sản xuất, có truyền thống 300 năm nay kể từ thời chúa Trịnh Tráng.
Giấy long đằng được sử dụng chuyên cho việc viết các bản sắc phong. Hiện nay Thư viện Khoa học tổng hợp sử dụng đúng chất liệu giấy này để phục chế các bản sắc phong cổ.
Triển lãm diễn ra đến hết ngày 25-11 tại 69 Lý Tự Trọng, Q.1.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận