27/02/2024 18:58 GMT+7

Xem nội thất máy bay Trung Quốc đang kỳ vọng cạnh tranh với Boeing, Airbus

Ngày 27-2, nội thất chiếc máy bay dân dụng do Trung Quốc tự chế tạo được giới thiệu trong khuôn khổ triển lãm tại sân bay quốc tế Vân Đồn.

Cặp máy bay dân dụng C919 và ARJ21 của Tập đoàn Comac, Trung Quốc lần đầu tiên "trình làng" ở Việt Nam tại sân bay quốc tế Vân Đồn ngày 27-2 - Ảnh: T.DƯƠNG

Cặp máy bay dân dụng C919 và ARJ21 của Tập đoàn Comac, Trung Quốc lần đầu tiên "trình làng" ở Việt Nam tại sân bay quốc tế Vân Đồn ngày 27-2 - Ảnh: T.DƯƠNG

Ngày 27-2, Comac Airshow - triển lãm hàng không mở màn chuỗi sự kiện trình diễn máy bay dân dụng do Trung Quốc tự nghiên cứu, chế tạo tại 5 quốc gia Đông Nam Á chính thức khai mạc tại sân bay quốc tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Theo kế hoạch, chương trình tại sân bay quốc tế Vân Đồn sẽ có nhiều hoạt động từ nay đến ngày 29-2, bao gồm: màn trình diễn cất và hạ cánh của máy bay, trải nghiệm bay thử và buổi tiếp xúc riêng về các nội dung tăng cường phát triển đường bay giữa Trung Quốc và tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.

Ông Đàm Vạn Canh - chủ tịch Tập đoàn Comac (hãng sản xuất máy bay hàng đầu Trung Quốc) - đánh giá việc máy bay thương mại của Trung Quốc bay đến sân bay quốc tế Vân Đồn là một bước tiến quan trọng để thúc đẩy việc quốc tế hóa máy bay dân dụng của Trung Quốc.

Đây cũng là ví dụ điển hình khác về sự hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực kinh tế - thương mại giữa hai quốc gia.

Ngày 27-2, các khách mời triển lãm đã tham quan bên trong dòng máy bay dân dụng do doanh nghiệp Trung Quốc tự thiết kế, chế tạo - Ảnh: T.DƯƠNG

Ngày 27-2, các khách mời triển lãm đã tham quan bên trong dòng máy bay dân dụng do doanh nghiệp Trung Quốc tự thiết kế, chế tạo - Ảnh: T.DƯƠNG

Trước đó, cặp máy bay C919 và ARJ21 của Tập đoàn Comac đã bay thẳng tới sân bay quốc tế Vân Đồn sau khi tham gia Singapore Airshow 2024 - sự kiện triển lãm hàng không lớn nhất châu Á.

Đây là hai loại máy bay dân dụng đầu tiên tại Trung Quốc do Comac tự thiết kế và chế tạo, trong đó ARJ21-700 là máy bay phản lực hai động cơ với tối đa 90 chỗ ngồi, còn C919 là máy bay chở khách thân hẹp với tối đa 192 chỗ ngồi.

Việc tự chế tạo thành công những dòng máy bay dân dụng này đã đưa Trung Quốc vào danh sách ít các nước có thể tự thiết kế và sản xuất máy bay, bao gồm: Mỹ, Nga, Brazil, Canada, Anh, Pháp và Đức.

Theo kế hoạch, sau khi kết thúc sự kiện tại Vân Đồn thì các máy bay này sẽ bay tiếp đến Đà Nẵng, TP.HCM trước khi đến thủ đô Vientiane, Lào.

Khu vực buồng lái của chiếc C919 - Ảnh: T.DƯƠNG

Khu vực buồng lái của chiếc C919 - Ảnh: T.DƯƠNG

Khoang phổ thông của chiếc máy bay C919, loại máy bay này của Trung Quốc có tối đa 192 chỗ ngồi và được kỳ vọng có thể cạnh tranh với những "ông lớn" Boeing và Airbus - Ảnh: T.DƯƠNG

Khoang phổ thông của chiếc máy bay C919, loại máy bay này của Trung Quốc có tối đa 192 chỗ ngồi và được kỳ vọng có thể cạnh tranh với những "ông lớn" Boeing và Airbus - Ảnh: T.DƯƠNG

Ghế tại khoang hạng thương gia có chức năng massage - Ảnh: T.DƯƠNG

Ghế tại khoang hạng thương gia có chức năng massage - Ảnh: T.DƯƠNG

Ông Cao Tường Huy - chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh (bên phải) - bên trong khoang lái máy bay của Trung Quốc - Ảnh: T.DƯƠNG

Ông Cao Tường Huy - chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh (bên phải) - bên trong khoang lái máy bay của Trung Quốc - Ảnh: T.DƯƠNG

Trung Quốc đưa máy bay C919 đến 5 nước Đông Nam Á để quảng báTrung Quốc đưa máy bay C919 đến 5 nước Đông Nam Á để quảng bá

Tập đoàn máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC) tổ chức buổi trình diễn máy bay thương mại tại 5 nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp