15/10/2015 19:57 GMT+7

Ảnh mắt ong phủ phấn hoa thắng giải “Thế giới nhỏ bé”

HUỲNH PHƯƠNG
HUỲNH PHƯƠNG

TTO - Bức ảnh mắt ong mật phủ đầy những hạt phấn hoa bồ công anh đoạt giải nhất cuộc thi ảnh quốc tế “Thế giới nhỏ bé Nikon 2015” được chụp qua kính hiển vi.

Bức ảnh đoạt giải nhất: mắt con ong mật Apis mellifera phủ đầy hạt phấn hoa bồ công anh với độ phóng đại 120 lần - Ảnh: Ralph Claus Grimm, bang Queensland, Úc.

CNN ngày 15-10 đưa tin giáo viên trung học người Úc Ralph Claus Grimm (bang Queensland) - chủ nhân bức ảnh đoạt giải nhất - cho biết ong mật đóng vai trò quan trọng trong việc giúp thụ phấn hoa cho cây trồng, tuy nhiên chúng rất nhạy cảm với những thay đổi nhanh chóng của môi trường sống do con người gây ra. Do đó ông hi vọng bức ảnh “cất tiếng nói” thay cho loài ong, qua đó truyền cảm hứng cho con người cần bảo vệ loài côn trùng chăm chỉ này.

CNN dẫn nguồn tin của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết quần thể ong mật trên thế giới đang suy giảm trong những thập kỷ gần đây. Tại Mỹ, số lượng ong mật giảm từ hơn 5 triệu con những năm 1940, nay giảm xuống chỉ còn khoảng 2,7 triệu con.

BTC cho biết đây là năm thứ 41 cuộc thi ảnh “Thế giới nhỏ bé” chụp qua kính hiển vi của hãng Nikon được tổ chức, nhằm tôn vinh các nhà khoa học và những người đam mê chụp ảnh qua kính hiển vi. 

Năm 2015, cuộc thi này nhận được hơn 2.000 bức ảnh của các tác giả đến từ 83 quốc gia, miêu tả thế giới sinh vật dưới kính hiển vi rất độc đáo. 

Mời bạn đọc chiêm ngưỡng “thế giới nhỏ bé” dưới đây qua ống kính hiển vi:

Bức ảnh được chấm giải thứ 12 trong vòng chung kết ảnh cho thấy sự phát triển phôi cá đối (Mugil cephalus) với độ phóng đại ảnh 40 lần - Ảnh: Hannah Sheppard-Brennand, bang New South Wales, Úc
Ảnh vào vòng chung kết cho thấy lưỡi bào của một loài ốc đá biển có nhiều dãy răng với độ phóng đại 40 lần - Ảnh: Michael Crutchley, xứ Wales
Ảnh vào vòng chung kết cho thấy mặt cắt ngang của một nụ bông súng Nupha lutea với độ phóng đại 12,5 lần - Ảnh: David Maitland, xứ Wales
Ảnh vào vòng chung kết cho thấy các mảng vảy bướm (lớp phấn bao quanh cơ thể) với độ phóng đại 300 lần - Ảnh: Don Parsons, Mỹ
Ảnh vào vòng chung kết cho thấy “ăng-ten” của một loài bướm Anisota sp. với độ phóng đại 100 lần - Ảnh: Igor Siwanowicz, Mỹ
Ảnh vào vòng chung kết cho thấy bó mạch (sợi dẫn mô) của loài cỏ thủy sinh Cyperus papyrus với độ phóng đại 200 lần - Ảnh: David Maitland, xứ Wales
Ảnh vào vòng chung kết cho thấy cận cảnh sinh vật đơn bào Carchesium ciliates với độ phóng đại 160 lần - Ảnh: Arturo Agostino, Ý
Bức ảnh được chấm giải thứ 13 trong vòng chung kết ảnh cho thấy các xúc tua bắt mồi của loài thực vật ăn thịt Drosera sp. với độ phóng đại 20 lần - Ảnh: Jose Almodovar, Mỹ
Bức ảnh được chấm giải thứ 9 trong vòng chung kết ảnh cho thấy chồi non của loài thực vật có hoa Arabidopsis với độ phóng đại 40 lần - Ảnh: Nathanael Prunet, Mỹ

 

Bức ảnh được chấm giải thứ 6 trong vòng chung kết ảnh cho thấy túi bào tử của rêu - Ảnh: Henri Koskinen
Bức ảnh được chấm giải thứ 5 trong trong vòng chung kết ảnh cho thấy mạch máu trong não chuột với khối u thần kinh đệm - Ảnh: Giorgio Seano/Rakesh K Jain

 

HUỲNH PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp