|
Bức ảnh “Em bé napalm” Phan Thị Kim Phúc chụp năm 1972 - Ảnh: NICK ÚT/AP |
Những hình ảnh này được tạp chí Vanityfair chọn lọc và đăng tải từ cuốn sách ảnh Vietnam: The Real War (tạm dịch: Việt Nam - cuộc chiến thực sự) của Hãng tin AP.
Việt Nam - cuộc chiến thực sự tập hợp gần 300 bức ảnh của các phóng viên nổi tiếng của AP như Horst Faas, Henri Huet, Nick Út hay Eddie Adams, trong đó phóng viên ảnh chiến trường Nick Út nổi tiếng thế giới với bức ảnh “Em bé napalm” Phan Thị Kim Phúc chụp năm 1972.
Theo Vanityfair, đây là “những bức ảnh đắt giá nhất” trong chiến tranh Việt Nam do các phóng viên AP xâm nhập thực địa ghi lại cuộc chiến khốc liệt, đau thương và gian khổ của người Việt để giành hòa bình độc lập.
|
Bức ảnh gây phẫn nộ trên thế giới - hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào ngày 11-6-1963 tại Sài Gòn nhằm phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Việt Nam Cộng Hòa - Ảnh: MALCOLM BROWNE/AP |
|
Máy bay trực thăng quân đội Mỹ bay lượn nã súng ác liệt vào hàng cây trong cuộc tấn công một căn cứ của các chiến sĩ giải phóng ở khu vực phía bắc tỉnh Tây Ninh, gần biên giới Campuchia vào tháng 3-1965 - Ảnh: HORST FAAS/AP |
|
Bức ảnh chụp ngày 26-9-1965 cho thấy lính nhảy dù thuộc tiểu đoàn 2, lữ đoàn 173 của Mỹ hành quân qua một con sông trong lúc trời mưa nhằm tìm vị trí ẩn náu của các chiến sĩ giải phóng tại khu rừng thuộc Bến Cát - nay là thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương - Ảnh: HENRI HUET/AP |
|
Binh nhất Clark Richie trầm tư sau khi đọc lá thư của một cô gái gửi từ quê nhà ở thành phố Jay, bang Oklahoma, Mỹ - Ảnh: JOHN NANCE/AP chụp năm 1966 |
|
Một nhóm binh lính tập trung nghe tin tức đài phát thanh - Ảnh: OLIVER NOONAN/AP chụp năm 1966 |
|
Bức ảnh xót xa cùng cực cho thấy một người phụ nữ khóc thảm thương bên cạnh thi thể người chồng được bọc trong túi nilông màu đen ở gần Huế, gần đó là 47 thi thể khác cũng được tìm thấy - Ảnh: HORST FAAS/AP |
|
Một lính Mỹ đau đớn khi bị thương trong lúc giao chiến. Anh đang nằm chờ ở thung lũng A Sầu (nay thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, nằm trên biên giới Việt - Lào) để được sơ tán đến nơi điều trị vết thương - Ảnh: AP |
|
Dòng chữ “War is hell” (tạm dịch: Chiến tranh là địa ngục) phản đối chiến tranh được nhìn thấy trên mũ của một binh lính Mỹ không rõ danh tính - Ảnh: AP |
|
Binh sĩ Thomas Cole mặc dù bị thương đến mức phải băng kín một mắt nhưng vẫn cố gắng giúp đỡ đồng đội mình là trung sĩ Harrison Pell - Ảnh: AP |
|
Thi thể của một lính nhảy dù Mỹ được đưa lên trên trực thăng sơ tán trong khu vực chiến khu C ngày 14-5-1966 - Ảnh: AP |
|
Sau hơn 5 năm trải qua cuộc chiến tại Việt Nam, trung tá, tù binh chiến tranh Mỹ Robert L. Stirm đã trở về đoàn tụ với gia đình tại căn cứ không quân Travis, bang California (Mỹ) ngày 17-3-1973 - Ảnh: SAL VEDER/AP |
|
Bìa cuốn sách ảnh Vietnam: The Real War - Ảnh: AP |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận