Đông đảo bạn đọc đến Đường sách dự lễ khai mạc triển lãm - Ảnh: L.Điền
Triển lãm do Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước - Bộ Nội vụ phối hợp với Vụ Thông tin - văn phòng Quốc hội tổ chức, kéo dài đến hết ngày 24-3.
Chuyến thăm hữu nghị đến nước Cộng hòa Pháp năm 1946 là hoạt động ngoại giao đầu tiên của Quốc hội đầu tiên nước , kéo dài từ 16-4 đến 23-5-1946.
Đến Đường sách hôm nay, công chúng có dịp nhìn lại những hình ảnh từ 73 năm trước, khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời. Lúc này nền hòa bình non trẻ của nước nhà đang đối diện với thù trong giặc ngoài mà áp lực trở lại của thực dân Pháp đang "sát ngoài ngõ".
Việc nhận lời mời của Quộc hội lập hiến Cộng hòa Pháp, đoàn đại biểu thực hiện chuyến thăm hữu nghị vừa thể hiện tinh thần khát vọng hòa bình trước hiểm họa chiến tranh lần thứ 2 với Pháp, vừa có ý nghĩa với phong trào hòa bình trên thế giới lúc bấy giờ.
Đoàn Quốc hội Việt Nam do phó trưởng ban Thường vụ Quốc hội Phạm Văn Đồng dẫn đầu, có sứ mệnh thiết lập mối quan hệ hữu nghị giữa hai Quốc hội và hai dân tộc Việt - Pháp, lên đường lúc 7h15 ngày 16-4-1946.
Cho đến lúc quay về nước vào ngày 23-5-1946, đoàn Quốc hội Việt Nam những ngày trên đất Pháp đã có nhiều cuộc thăm viếng và làm việc với lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ, các tổ chức đoàn thể, đảng phái chính trị, và các đoàn thể quần chúng lao động Pháp; gặp gỡ hàng trăm nhân sĩ, trí thức, nhà báo, các nhà khoa học danh tiếng Pháp; có nhiều cuộc tiếp xúc quan trọng với hàng ngàn kiều bào đang sống, học tập và làm việc tại Pháp...
"Tôi chúc phái đoàn sang Pháp được bình an. Phái đoàn có ba việc phải làm là: đoàn kết, cẩn thận, làm cho người Pháp hiểu mình thật kỹ, để gây tình hữu nghị giữa hai dân tộc. Sau hết, tôi gửi lời kính chúc toàn thể kiều bào bên Pháp".
Chủ tịch Hồ Chí Minh có lời căn dặn trước lúc đoàn Quốc hội Việt Nam Dân chủ cộng hòa lên đường
Tại triển lãm lần này, một số hoạt động của chuyến đi đặc biệt ấy vẫn còn được ghi lại và lưu giữ, dù chất lượng bị ảnh hưởng nhiều qua thời gian: lễ chào cờ đón phái đoàn Quốc hội Việt Nam tại Trại Việt Nam ở Marseille ngày 5-5-1946;
Phái đoàn Quốc hội Việt Nam viếng mộ Người chiến sĩ vô danh tại Khải Hoàn Môn, Paris, ngày 3-5-1946; thăm kiều bào lính chiến tại trại Việt Nam ở Marseille ngày 5-5-1946;
Thủ tướng Pháp Felix Gouin tiếp phái đoàn Quốc hội Việt Nam ngày 4-5-1946; trưởng đoàn Phạm Văn Đồng gặp gỡ Maurice Thorez - Bí thư Đảng Cộng sản Pháp, Phó chủ tịch Quốc hội;...
Thăm kiều bào lính chiến tại trại Việt Nam ở Marseille ngày 5-5-1946
Phái đoàn Quốc hội Việt Nam viếng mộ Người chiến sĩ vô danh tại Khải Hoàn Môn, Paris, ngày 3-5-1946
Thủ tướng Pháp Felix Gouin tiếp phái đoàn Quốc hội Việt Nam ngày 4-5-1946
Đặc biệt, phái đoàn còn có mặt tại Hội nghị Đại biểu báo giới ngày 29-4-1946, tại đây ông Huỳnh Văn Tiểng - thành viên phái đoàn Quốc hội Việt Nam - đã trình bày vấn đề Nam Bộ trước bà con Việt kiều và cử tọa hội nghị.
Và cũng trong dịp này, thủ đô Paris chứng kiến lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa trong tay hàng nghìn kiều bào diễu hành qua quảng trường La Nation, Paris, kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5-1946.
Điều thú vị là đoàn Quốc hội Việt Nam đã đến thăm nữ sĩ Andrée Viollis tại nhà riêng ở Paris vào ngày 10-5-1946. Bà Andrée Viollis là nữ ký giả cánh tả của Pháp, từng đến Sài Gòn ngụ tại khách sạn Continental, và viết tập phóng sự Đông Dương cấp cứu (Indochine S.O.S) ấn hành vào năm 1935, gây chấn động dư luận nước Pháp lúc bấy giờ.
Ông Huỳnh Văn Tiểng trình bày Vấn đề Nam Bộ tại Hội nghị Đại biểu báo giới ngày 29-4-1946
Lá cờ đỏ sao vàng của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa diễu hành qua quảng trường La Nation, Paris, kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5-1946
Đoàn Quốc hội Việt Nam đến thăm nữ sĩ Andrée Viollis tại nhà riêng ở Paris vào ngày 10-5-1946
Ngoài ra trên hành trình đoàn cũng dừng chân ở một số nơi ngoài nước Pháp, đáng kể nhất là ghé thăm thành phố Calcutta - Ấn Độ, và ghé Ai Cập thăm Kim tự tháp.
Đoàn Quốc hội Việt Nam thăm Kim tự tháp Ai Cập
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận