19/01/2023 10:43 GMT+7

Xem bức thư tối mật của Bác Hồ về Hội nghị Paris

Bảo tàng Hồ Chí Minh đang trưng bày bức thư tối mật của Bác Hồ gửi vào Nam năm 1968, triệu tập ông Lê Đức Thọ ra Bắc nhận nhiệm vụ cố vấn đặc biệt của Đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris.

Xem bức thư tối mật của Bác Hồ về Hội nghị Paris - Ảnh 1.

Trưng bày về Hội nghị Paris thu hút đông người xem - Ảnh: T.ĐIỂU

Hội nghị Paris và dấu ấn Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bức thư được giới thiệu tới công chúng trong trưng bày chuyên đề Hiệp định Paris - Cánh cửa hòa bình tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, một trưng bày dày dặn về Hội nghị Paris nhân kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1-1973 - 27-1-2023).

Nhìn vào những gì ông Lê Đức Thọ đã thể hiện ở Hội nghị Paris có thể thấy tầm nhìn và tài dùng người tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Với bản lĩnh của một nhà chính trị già dặn, bằng tài trí, sự khôn khéo, linh hoạt, sáng tạo trong từng phương án cụ thể, cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ đã góp phần to lớn vào việc buộc Hoa Kỳ phải ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Trưng bày còn cho thấy dấu ấn sâu đậm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Hội nghị Paris.

Xem bức thư tối mật của Bác Hồ về Hội nghị Paris - Ảnh 2.

Thư tối mật Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi vào Nam năm 1968 triệu tập ông Lê Đức Thọ ra Bắc nhận nhiệm vụ đi Paris làm cố vấn đặc biệt của Đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris - Ảnh: T.ĐIỂU

Trưng bày còn có hơn 250 tư liệu ảnh, hiện vật và bài viết về bối cảnh, quá trình, kết quả đàm phán Hội nghị Paris, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trên mặt trận ngoại giao, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam để lập lại hòa bình, thống nhất đất nước.

Hiệp định Paris được coi là thắng lợi của cuộc đấu tranh ngoại giao dài nhất, khó khăn nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam ở thế kỷ XX. Điều này được thể hiện dày dặn, chi tiết trong trưng bày này với hàng trăm hình ảnh, tài liệu, hiện vật. Trong đó có những hiện vật độc bản, nguyên gốc có giá trị về nhiều mặt hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Đó là huy hiệu, súng lục, bao da và thắt lưng của ông Lê Đức Thọ; huy hiệu Bác Hồ và ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp cùng các chiến sĩ lái máy bay xuất sắc năm 1966 của thiếu tướng Mai Văn Cương.

Xem bức thư tối mật của Bác Hồ về Hội nghị Paris - Ảnh 3.

Các tài liệu, hiện vật quý trong trưng bày thu hút người trẻ - Ảnh: T.ĐIỂU

Hay bốn chiếc bút đã được các ông, bà Lê Đức Thọ, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Thị Bình sử dụng để ký Hiệp định Paris ngày 27-1-1973…

Bốn chiếc bút đều giống hệt nhau về hình dáng, kích thước và màu sắc. Đây đều là bút dạ, vỏ bằng nhựa đen do Đức sản xuất, nhãn hiệu Papeterie, nắp cài bằng kim loại trắng...

Món quà ngoại trưởng Henry Kissinger tặng cố vấn Lê Đức Thọ

Trưng bày còn giới thiệu tới công chúng bộ chén (ly) do bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Henry Kissinger tặng cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ trong cuộc gặp gỡ, trao đổi bên lề hội nghị năm 1973.

Đây là một kỷ vật rất thú vị bởi lẽ trong cuộc đàm phán Hội nghị Paris thì chính cố vấn Lê Đức Thọ là đối thủ "đáng gờm" của ông Henry Kissinger trên bàn đàm phán.

Xem bức thư tối mật của Bác Hồ về Hội nghị Paris - Ảnh 4.

Cố vấn Lê Đức Thọ (trái) và ông Henry Kissinger tươi cười bắt tay nhau sau lễ ký tắt Hiệp định Paris về Việt Nam ngày 23-1-1973 - Ảnh: Bettmann

Theo tư liệu lịch sử, kể từ khi hội nghị bắt đầu đi vào đối thoại thực chất và đến lúc ký kết hiệp định năm 1973, ông Henry Kissinger và ông Lê Đức Thọ đã có nhiều cuộc gặp gỡ cả trong hội nghị lẫn bên lề hội nghị.

Trong cuộc đàm phán với ông Lê Đức Thọ, đã có lúc ông Henry Kissinger phải thốt lên: "Tôi có thể làm tốt hơn nếu như đối diện trên bàn đàm phán không phải là ông Lê Đức Thọ, đàm phán với ông Thọ quả là cân não".

Hai ông đã được trao Nobel hòa bình năm 1973 vì thắng lợi của Hội nghị Paris nhưng ông Lê Đức Thọ đã từ chối với lý do "hòa bình chưa thực sự thiết lập ở miền Nam Việt Nam". 

Và bởi "Ủy ban giải Nobel đã đặt ngang bằng kẻ xâm lược và người bị xâm lược, giữa kẻ gây chiến tranh và người tạo hòa bình".

Trưng bày còn giới thiệu một bộ sưu tập những bức ảnh về Hội nghị Paris trong mấy năm, với nhiều hình ảnh đắt giá từ nhiều nguồn khác nhau trên thế giới. 

Bà Nguyễn Thị Bình: Hiệp định Paris là thắng lợi quân sự, chính trị và ngoại giaoBà Nguyễn Thị Bình: Hiệp định Paris là thắng lợi quân sự, chính trị và ngoại giao

Hiệp định Paris là thắng lợi về mặt quân sự, chính trị và ngoại giao của Việt Nam, đồng thời là thắng lợi của phong trào thế giới ủng hộ Việt Nam, theo bà Nguyễn Thị Bình.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp