10/08/2023 13:25 GMT+7

Xem ảnh 5 tuyến cửa ngõ TP.HCM được rót 37.000 tỉ đồng sau cơ chế nghị quyết 98

Năm tuyến đường đều là các hướng cửa ngõ quan trọng của TP.HCM, được xếp "ưu tiên 1" trong tổng số 107 tuyến đường trục chính có thể áp dụng hình thức BOT từ cơ chế của nghị quyết 98.

Vị trí 5 tuyến đường hiện hữu (kết nối với vành đai 2 TP.HCM) được đề xuất đầu tư mở rộng xây dựng theo hình thức BOT (cơ chế của nghị quyết 98) - Đồ họa: CHÂU TUẤN

Vị trí 5 tuyến đường hiện hữu (kết nối với vành đai 2 TP.HCM) được đề xuất đầu tư mở rộng xây dựng theo hình thức BOT (cơ chế của nghị quyết 98) - Đồ họa: CHÂU TUẤN

Năm tuyến đường được đề xuất ưu tiên xây dựng theo hình thức BOT từ cơ chế của nghị quyết 98 là: quốc lộ 13 đoạn từ ngã tư Bình Phước đến cầu Bình Triệu; quốc lộ 1 đoạn từ An Lạc đến giáp tỉnh Long An; quốc lộ 22 đoạn từ nút giao An Sương đến đường vành đai 3 TP.HCM; trục đường Bắc - Nam (từ đường Nguyễn Văn Linh đến nút giao cầu Bà Chiêm); cầu đường Bình Tiên (đoạn từ đường Phạm Văn Chí đến đường Nguyễn Văn Linh).

Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM Trần Quang Lâm cho biết: Trên cơ sở các tiêu chí dự kiến, sở  đánh giá có 5 tuyến đường cần ưu tiên đặc biệt từ Nghị quyết 98.

Cụ thể là nghị quyết này đã mở ra cơ chế cho TP.HCM áp dụng hợp đồng BOT ở các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp mở rộng và hiện đại hóa công trình đường phố chính đô thị, đường trên cao. 

Các dự án được lựa chọn phải nằm trong danh mục HĐND TP ban hành và TP công khai, minh bạch đầy đủ các thông tin dự án để người dân giám sát.

Phóng viên Tuổi Trẻ Online trở lại các tuyến đường này ghi nhận những hình ảnh quá tải, ùn tắc giao thông xảy ra như "cơm bữa". 

Con số 37.000 tỉ đồng (đầu tư hình thức BOT) dự kiến để nâng cấp đường sá từ cơ chế của nghị quyết 98 được người dân TP.HCM chờ mong như "nắng hạn gặp mưa rào", khơi thông cửa ngõ.

Quốc lộ 13 là con đường quan trọng bậc nhất cho sự phát triển của Bình Dương và Bình Phước, đồng thời kết nối các tỉnh Tây Nguyên với TP.HCM. Tại Bình Dương, tuyến đường này đang được thi công mở rộng lên 8 làn xe, rộng thênh thang. Còn đoạn qua địa bàn TP.HCM vẫn còn 4-6 làn xe, trong đó một số đoạn chỉ có 4 làn xe. Thời gian qua, nhiều địa phương trong vùng Đông Nam Bộ đã đề nghị TP sớm khơi thông "nút thắt cổ chai" này.

Quốc lộ 13 là con đường quan trọng bậc nhất cho sự phát triển của Bình Dương và Bình Phước, đồng thời kết nối các tỉnh Tây Nguyên với TP.HCM. Tại Bình Dương, tuyến đường này đang được thi công mở rộng lên 8 làn xe, rộng thênh thang. Còn đoạn qua địa bàn TP.HCM vẫn còn 4-6 làn xe, trong đó một số đoạn chỉ có 4 làn xe. Thời gian qua, nhiều địa phương trong vùng Đông Nam Bộ đã đề nghị TP sớm khơi thông "nút thắt cổ chai" này.

Quốc lộ 13 thường xuyên ùn tắc xe cộ vào giờ cao điểm. Hiện tại mật độ xe đã vượt ít nhất 3 lần công suất đường cho phép. Dự án khi mở rộng lên 53 - 60m có mức vốn dự kiến gần 10.000 tỉ đồng. Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất bố trí ngân sách 50%, doanh nghiệp 50%.

Quốc lộ 13 thường xuyên ùn tắc xe cộ vào giờ cao điểm. Hiện tại mật độ xe đã vượt ít nhất 3 lần công suất đường cho phép. Dự án khi mở rộng lên 53 - 60m có mức vốn dự kiến gần 10.000 tỉ đồng. Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề xuất bố trí ngân sách 50%, doanh nghiệp 50%.

Quốc lộ 1 (đoạn từ An Lạc đến giáp ranh tỉnh Long An) dài 9,6km cũng được đề xuất mở rộng từ 4 - 8 làn xe. Tổng vốn khoảng 12.900 tỉ đồng, trong đó dự kiến ngân sách thành phố tham gia với tỉ lệ 50% và doanh nghiệp 50%.

Quốc lộ 1 (đoạn từ An Lạc đến giáp ranh tỉnh Long An) dài 9,6km cũng được đề xuất mở rộng từ 4 - 8 làn xe. Tổng vốn khoảng 12.900 tỉ đồng, trong đó dự kiến ngân sách thành phố tham gia với tỉ lệ 50% và doanh nghiệp 50%.

Nhiều năm qua quốc lộ 1 (qua đoạn này) đã trở nên quá tải. Lượng lớn xe cộ đi lại hằng ngày nhưng chiều rộng đường nhỏ khiến tình trạng ùn ứ giao thông xảy ra như "cơm bữa".

Nhiều năm qua quốc lộ 1 (qua đoạn này) đã trở nên quá tải. Lượng lớn xe cộ đi lại hằng ngày nhưng chiều rộng đường nhỏ khiến tình trạng ùn ứ giao thông xảy ra như "cơm bữa".

Xe cộ nối đuôi nhau nhích từng chút một - ảnh chụp tại nút giao quốc lộ 1 và đường Võ Văn Kiệt (huyện Bình Chánh, TP.HCM hướng về tỉnh Long An).

Xe cộ nối đuôi nhau nhích từng chút một - ảnh chụp tại nút giao quốc lộ 1 và đường Võ Văn Kiệt (huyện Bình Chánh, TP.HCM hướng về tỉnh Long An).

Còn quốc lộ 22 (đoạn từ ngã tư An Sương đến vành đai 3) có chiều dài 9,1km sẽ mở rộng lên gần 40m với mức đầu tư 3.609 tỉ đồng. Ngân sách thành phố đầu tư tỉ lệ 67%, doanh nghiệp 33%.

Còn quốc lộ 22 (đoạn từ ngã tư An Sương đến vành đai 3) có chiều dài 9,1km sẽ mở rộng lên gần 40m với mức đầu tư 3.609 tỉ đồng. Ngân sách thành phố đầu tư tỉ lệ 67%, doanh nghiệp 33%.

Xe máy, xe tải, ô tô chen chúc nhau trên quốc lộ 22 vào giờ cao điểm đã diễn ra nhiều năm qua. Do đó, việc sớm mở rộng đầu tư tuyến đường được Sở Giao thông vận tải đặt ở vị trí ưu tiên, cấp bách.

Xe máy, xe tải, ô tô chen chúc nhau trên quốc lộ 22 vào giờ cao điểm đã diễn ra nhiều năm qua. Do đó, việc sớm mở rộng đầu tư tuyến đường được Sở Giao thông vận tải đặt ở vị trí ưu tiên, cấp bách.

Trục đường Bắc - Nam (từ Nguyễn Văn Linh đến nút giao cầu Bà Chiêm) dài 7,5km được mở rộng từ 4 lên 10 làn xe, tổng vốn gần 4.500 tỉ đồng. Ngân sách thành phố đầu tư tỉ lệ 70% và doanh nghiệp 30%.

Trục đường Bắc - Nam (từ Nguyễn Văn Linh đến nút giao cầu Bà Chiêm) dài 7,5km được mở rộng từ 4 lên 10 làn xe, tổng vốn gần 4.500 tỉ đồng. Ngân sách thành phố đầu tư tỉ lệ 70% và doanh nghiệp 30%.

Dự án cầu đường Bình Tiên dài 3,2km - nối trung tâm về huyện Bình Chánh - được TP phê duyệt đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Con đường nối trung tâm ra khu Nam này khi hình thành sẽ giải quyết tình trạng ùn tắc, tăng cường liên kết vùng giữa TP với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long qua tuyến quốc lộ 50 (đang triển khai mở rộng), đường Nguyễn Văn Linh, quốc lộ 1, cao tốc Bến Lức - Long Thành, vành đai 3 TP.HCM. Nhưng khi Luật PPP ra đời đã bỏ hình thức BT, TP cũng tạm dừng dự án này. TP.HCM có kế hoạch triển khai dự án theo hình thức BOT. Tổng vốn dự án này 6.218 tỉ đồng.

Dự án cầu đường Bình Tiên dài 3,2km - nối trung tâm về huyện Bình Chánh - được TP phê duyệt đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Con đường nối trung tâm ra khu Nam này khi hình thành sẽ giải quyết tình trạng ùn tắc, tăng cường liên kết vùng giữa TP với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long qua tuyến quốc lộ 50 (đang triển khai mở rộng), đường Nguyễn Văn Linh, quốc lộ 1, cao tốc Bến Lức - Long Thành, vành đai 3 TP.HCM. Nhưng khi Luật PPP ra đời đã bỏ hình thức BT, TP cũng tạm dừng dự án này. TP.HCM có kế hoạch triển khai dự án theo hình thức BOT. Tổng vốn dự án này 6.218 tỉ đồng.

Về nguyên tắc thực hiện, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết sẽ dựa trên cơ sở các tiêu chí đưa ra, phối hợp cùng Trường đại học Kinh tế - Luật TP.HCM rà soát, lên danh mục dự án đợt 1 để trình TP. Đồng thời, sở sẽ tiếp nhận đề xuất của nhà đầu tư và rà soát để tiếp tục lên danh mục trình đợt tiếp theo.

Về nguyên tắc thực hiện, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết sẽ dựa trên cơ sở các tiêu chí đưa ra, phối hợp cùng Trường đại học Kinh tế - Luật TP.HCM rà soát, lên danh mục dự án đợt 1 để trình TP. Đồng thời, sở sẽ tiếp nhận đề xuất của nhà đầu tư và rà soát để tiếp tục lên danh mục trình đợt tiếp theo.

Đường hiện hữu chỉ áp dụng BOT đối với loại trục chính, đang bị nghẽn giao thông

Cơ chế trong nghị quyết 98 cũng cho phép TP nâng tỉ lệ vốn nhà nước 70% tổng mức đầu tư của dự án trong trường hợp chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng chiếm tỉ trọng lớn hơn 50% tổng mức đầu tư.

Đây là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo phương án tài chính và có thể rút ngắn thời gian thu phí hoàn vốn. Cần phải nói thêm rằng đầu tư theo hình thức BOT trên đường trục chính, đường trên cao trong nghị quyết 98 chỉ một phương thức nằm trong hệ sinh thái nguồn vốn mà TP.HCM hiện đang triển khai đồng loạt để đẩy nhanh hơn nữa tiến trình hoàn thiện hệ thống giao thông.

Chẳng hạn, hiện nay TP.HCM đang xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư bằng hình thức BT trả bằng tiền (trả chậm 5-10 năm), điển hình là dự án cầu đường Nguyễn Khoái. Bên cạnh việc huy động nguồn lực khu vực tư nhân từ cơ chế mới, TP.HCM hiện nay đang dùng vốn công triển khai dự án lớn khác như vành đai 3 TP.HCM, quốc lộ 50, nút giao An Phú, chuẩn bị khép kín đường vành đai 2…

Còn với các dự án BOT trên tuyến đường mới áp dụng theo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), TP cũng đang triển khai đường vành đai 4, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4.

Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, các dự án công trình đường bộ hiện hữu chỉ áp dụng hợp đồng BOT đối với loại đường phố chính đô thị, đường trên cao phù hợp theo quy hoạch được duyệt và phải đáp ứng được một số tiêu chí nhất định.

Cụ thể là những tuyến đường trục chính (kết nối liên vùng, là đầu mối giao thông quan trọng) nhưng đã xuống cấp, ách tắc giao thông. Đồng thời, các tuyến đường này phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và có tính khả thi cao về khả năng thu hồi vốn cho chủ đầu tư...

Với thời gian của nghị quyết chỉ 5 năm, nên việc chọn được các dự án cấp bách nhất, người dân mong muốn nâng cấp, mở rộng nhiều nhất và tính khả thi cao nhất là yếu tố rất quan trọng. Trên cơ sở các dự án cấp bách, ưu tiên, Sở Giao thông vận tải TP đã rà soát 5 dự án với mức đầu tư dự kiến hơn 37.000 tỉ đồng để tham vấn ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học, người dân...

TP.HCM làm dự án BOT trên đường trục chính theo nghị quyết 98 ra sao?TP.HCM làm dự án BOT trên đường trục chính theo nghị quyết 98 ra sao?

TP.HCM đang xây dựng danh mục các dự án giao thông thực hiện theo hình thức BOT trên trục đường chính đô thị, đường trên cao theo nghị quyết 98.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp