14/06/2018 08:54 GMT+7

Xe tải chở 'đồ nhà' có cần xin cấp phù hiệu?

TRẦN ĐỨC HIỀN (BẠC LIÊU)
TRẦN ĐỨC HIỀN (BẠC LIÊU)

TTO - Theo nghị định 86/2014, từ 1-7-2018, ôtô tải dưới 3,5 tấn phải lắp thiết bị giám sát hành trình, được cấp phù hiệu mới được vận tải hàng hóa. Các chủ xe tải nhỏ đang băn khoăn do hiểu khác nhau về nghị định này.

Xe tải chở đồ nhà có cần xin cấp phù hiệu? - Ảnh 1.

Phù hiệu vận tải hàng hóa này đang là băn khoăn của giới chủ xe tải nhỏ - Ảnh: ĐỨC HIỀN

Hầu hết chủ xe kêu về thủ tục xin được cấp tem. Nhưng nếu không dán tem, khi lưu hành, tài xế và chủ xe sẽ đối mặt với mức phạt 5,5 triệu đồng và bị giam giấy phép lái xe 2 tháng.

Nhiều chủ xe và tài xế lo lắng: nếu không dán tem, khi lưu hành, tài xế và chủ xe sẽ đối mặt với mức phạt 5,5 triệu đồng và bị giam giấy phép lái xe 2 tháng

Băn khoăn

Khác với các loại xe tải lớn, loại xe tải nhỏ dưới 3,5 tấn phần nhiều là "xe nhà", chỉ chở "đồ nhà", không chở thuê. Chủ xe có thể có cơ sở sản xuất hoặc cửa hàng kinh doanh nhưng không phải là doanh nghiệp vận tải. 

Tôi có trao đổi vụ hộp đen và phù hiệu với "đồng nghiệp" mình, những người sở hữu xe tải dưới 3,5 tấn và đã nhận được ý kiến trái chiều. Hầu hết chủ xe đều nói rằng xe họ chở "đồ nhà", không kinh doanh vận tải vì vậy không cần gắn hộp đen, không phải xin phù hiệu! 

Số còn lại đang băn khoăn với mức phạt nếu không có tem vận tải hàng hóa, những rắc rối khi phải chứng minh xe nhà mình không thuộc diện xe không kinh doanh.

Nghị định 86 có định nghĩa: "Kinh doanh vận tải bằng ôtô là việc sử dụng ôtô để vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lời, bao gồm hình thức kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp". 

Như vậy, việc anh A chở hàng cho anh B rồi được anh B trả tiền vận chuyển thì gọi là hình thức kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp.

Còn việc doanh nghiệp tự trang bị ôtô tải để vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp mình đi giao cho khách hàng được xem là kinh doanh vận tải nhưng dưới hình thức không thu tiền trực tiếp vì tiền cước vận chuyển đã được cộng vào giá trị hàng hóa. 

Chính vì định nghĩa này mà hầu hết chủ xe đều băn khoăn: có bị xếp vào đối tượng kinh doanh vận tải không? Nếu có, tất cả mọi xe tải lưu thông trên đường đều bị phạt khi xe không phù hiệu trừ khi chủ phương tiện chứng minh được phương tiện của mình hoạt động không vì mục đích sinh lời (ví dụ như xe từ thiện?!).

Mong giảm chi phí, bớt phiền hà

Tôi nghĩ: chủ xe nên chấp hành quy định chung, mọi xe tải lưu thông trên đường đều sẽ có hộp đen và được cấp phù hiệu. Đó cũng là cách để không phải gặp rắc rối, bị phạt tiền, giam bằng... Và để được Sở Giao thông vận tải cấp phù hiệu thì có hai cách:

Cách 1: Chủ xe phải lập doanh nghiệp vận tải. Nhưng thủ tục xin giấy phép thành lập doanh nghiệp rất khó khăn, đòi hỏi nhiều điều kiện khắt khe như người điều hành phải có bằng đại học, có bãi đỗ xe, có giấy phòng cháy chữa cháy, giấy vệ sinh môi trường, giấy an ninh trật tự, rồi phải có đủ số lượng đầu xe...

Cách 2: Chủ phương tiện phải làm thủ tục gia nhập hợp tác xã vận tải. Hợp tác xã sẽ đứng ra đại diện xin cấp phù hiệu cho xe mình. Chủ xe phải đóng phí hằng năm trên mỗi đầu xe, giá hiện nay ở mức 500.000 - 1 triệu đồng/xe dưới 3,5 tấn (các xe có tải trọng lớn có thể đóng gần 4 triệu đồng/năm).

Như vậy sẽ phát sinh thêm chi phí: lắp hộp đen, tiền cước 3G hộp đen (xấp xỉ 1 triệu đồng/năm), phí khám sức khỏe, phí tập huấn... Và phải đóng tiền tham gia vào hợp tác xã trong khi thu nhập của những chiếc xe tải loại nhỏ này chẳng có bao nhiêu.

Chúng tôi thực sự mong muốn quy định tự thành lập doanh nghiệp vận tải được tháo gỡ, bớt phiền hà để chúng tôi có thể trực tiếp đi xin cấp phù hiệu. 

Chúng tôi cũng mong cước dịch vụ viễn thông giảm bớt chi phí 3G, cước duy trì hoạt động hộp đen như hiện nay là quá cao. Nhà mạng và các hợp tác xã vận tải thêm lợi ích trong khi các chủ xe tải nhỏ như chúng tôi thêm băn khoăn với nhiều chi phí phát sinh.

Xe không kinh doanh không cần thiết bị giám sát hành trình

Bà Phan Thị Thu Hiền, phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải), trả lời:

Theo quy định trong nghị định 86 NĐ/CP, những xe kinh doanh vận tải từ 3,5 tấn trở xuống kể từ ngày 1-7-2018 phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Những xe kinh doanh vận tải đã được cấp phù hiệu, nay phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo đúng quy định.

Những xe không kinh doanh vận tải không cần phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Cơ quan chức năng không xử phạt những xe của doanh nghiệp chỉ chở hàng hóa trong nội bộ doanh nghiệp vì những xe này không kinh doanh vận tải.

N.ẨN ghi

Xe tải từ 10 tấn trở lên phải gắn phù hiệu

TT - Mặc dù đã có quy định xe tải kinh doanh vận chuyển hàng hóa phải gắn phù hiệu “xe tải” và đã có lộ trình thực hiện việc này, nhưng nhiều tài xế và chủ xe tải chỉ biết đến quy định này khi bị cảnh sát giao thông lập biên bản vi phạm.

TRẦN ĐỨC HIỀN (BẠC LIÊU)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp