12/12/2015 08:40 GMT+7

Xe ôm sinh viên

M.PHƯỢNG - Y.TRINH
M.PHƯỢNG - Y.TRINH

TT - Xe ôm Nguyễn Thị Thảo Trang (sinh viên năm 3 ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM) kể trước ngày “ra đường”, các bạn phải tham gia một lớp học về quy tắc ứng xử với khách.

Bạn Trần Dương Ngũ Châu (sinh viên Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn) đón khách đi xe ôm - Ảnh: M.Phượng
Bạn Trần Dương Ngũ Châu (sinh viên Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn) đón khách đi xe ôm - Ảnh: M.Phượng

Vì thế, trong mọi tình huống phải lịch sự với khách.

Bạn Nguyễn Hữu Khương (sinh viên năm 1 Trường cao đẳng Kỹ thuật Lý Tự Trọng) kể một lần đến chỗ hẹn mà không thấy khách đâu. “Gọi điện thoại chị ấy bảo đi lạc rồi. Vòng mãi mới tìm thấy nhau”, Khương kể. Dù mất thêm thời gian, tốn xăng nhưng cậu vẫn vui vẻ. Bù lại Khương được chị khách “bo” 25.000 đồng tiền dư.

Các bạn sinh viên cho biết chạy xe ôm cũng có nhiều chuyện vui buồn. “Có lần chở khách từ Q.5 xuống Q.2 mình gặp một bác vui tính, cùng quê Phú Yên. Đường xa, hai bác cháu nói chuyện vui quá nên thấy rất nhanh” - Thảo Trang kể. Vì là tài xế nữ, nhiều khách tốt bụng thấy cô nàng “mong manh” còn cầm lái giúp. Xe ôm nhưng không rành đường, khách lại là người vui vẻ chỉ đường, hướng dẫn đường không kẹt xe.

Khương thì nhớ nhất lần chở một cụ già 75 tuổi từ viện dưỡng lão về nhà: “Lúc đón mình rất bất ngờ. Hỏi ai đặt xe cho cụ, cụ giơ điện thoại bảo... tự đặt. Cụ còn bảo nhiều cụ khác trong viện dưỡng lão dùng điện thoại thông minh đều cài ứng dụng đặt xe ôm”.

Một lần khác, vị khách ngồi sau liên tục hối chạy nhanh vì trễ giờ. Hiểu khách nôn nóng nhưng Khương không tăng tốc vì “chạy nhanh gây tai nạn hay bị cảnh sát giao thông phạt thì càng chậm hơn”.

Những tài xế sinh viên thường được khách thương quý. Khi tình cờ gặp lại, họ mừng rỡ và thân thiết hẳn. Tuy nhiên, Thảo Trang cho biết chạy xe ôm đôi khi các bạn nữ gặp phải những vị khách “cà chớn”. Hay khi bản thân linh cảm điều không tốt, các bạn buộc phải xử lý khéo léo: vờ hỏng xe, gọi điện thoại về tổng đài xin giúp đỡ để hủy cuốc, bảo đảm an toàn cho mình. Nhiều bạn nữ không chạy buổi tối dù lượng khách đi lại nhiều.

Nghề xe ôm mang đến cho sinh viên thu nhập ổn định, giúp trang trải cuộc sống và học tập. Ngũ Châu kể từ năm nhất đã đi làm thêm đủ việc: bán gà rán, bán hàng..., giờ chạy xe ôm thấy thích vì công việc linh động, ngày rảnh chạy nhiều, ngày bận học, bận ôn thi nghỉ chạy. Vì thế chuyện học của Châu không bị ảnh hưởng.

Nguyễn Thị Thảo Trang kể ngày đầu tiên “lơ ngơ” cũng chạy được sáu cuốc xe. Bây giờ công việc đã quen thuộc: mỗi sáng đi học Trang mở ứng dụng trên điện thoại, có người đặt thì tranh thủ chạy một cuốc, trưa chiều vài cuốc.

Xe ôm sinh viên giới thiệu thành phố Huế

Đó là một dịch vụ khám phá TP Huế do một nhóm bạn trẻ Huế khởi xướng. Nhóm bạn trẻ này có khoảng 20 thành viên, là sinh viên đang học ở các trường đại học tại Huế. Đinh Thái, sinh viên năm 3 Trường ĐH Nông lâm (ĐH Huế), trưởng nhóm, cho biết chỉ với 15.000 đồng/chuyến, khách chỉ cần điện thoại 0988821124 sẽ được chở tận nơi muốn đến ở TP Huế, từ các quán xá ăn uống đến các điểm di tích văn hóa lịch sử, danh thắng.

“15.000 đồng đi hơn 30km. Tính ra còn lời một chút, nhưng cái lời lớn hơn là niềm vui của du khách” - Thái nói.

Hỏi về lý do khởi xướng hoạt động này, Thái cho biết: “Thay vì suốt ngày ôm điện thoại lên Facebook hay tụ tập cà phê tiêu khiển, tại sao không làm điều gì đó thật thú vị như chạy xe ôm du lịch, vừa được trải nghiệm khám phá vừa được giao lưu kết bạn với nhiều người”.

NGỌC DƯƠNG

M.PHƯỢNG - Y.TRINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp