07/11/2024 06:33 GMT+7

Xe điện ngày càng 'sạch' hơn, vì sao?

Xe điện ngày càng "sạch" hơn khi quy trình sản xuất đến giai đoạn tái chế, vòng đời của xe điện ngày càng hoàn thiện nhờ sự chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và những đột phá trong công nghệ xanh.

Xe điện ngày càng "sạch" hơn, vì sao? - Ảnh 1.

Các mẫu xe điện VinFast hợp "túi tiền" của nhiều người, hãng tấp nập đơn hàng đặt giao xe - Ảnh: CÔNG TRUNG

Nhiều doanh nghiệp lớn Việt Nam hợp lực, đổ vốn đầu tư nghiên cứu và sản xuất xe điện, giúp ngành công nghiệp ô tô chuyển dịch sang hướng thân thiện với môi trường.

Công nghệ xanh, cốt lõi xe điện

Theo Hội đồng Vận tải sạch quốc tế (ICCT), xe điện chỉ phát thải 1/4 lượng CO2 so với xe động cơ đốt trong. Đơn cử, một chiếc Toyota Camry chạy xăng thải ra khoảng 68 tấn CO2 trong suốt vòng đời, từ sản xuất đến khi vận hành, trong khi một chiếc Tesla Model 3 chạy điện chỉ phát thải khoảng 15 tấn CO2, bao gồm cả phát thải từ khai thác nguyên liệu, sản xuất pin và sạc điện. 

Điều này giúp xe điện trở thành lựa chọn tối ưu cho người tiêu dùng và doanh nghiệp muốn giảm tác động đến môi trường.

Xe điện góp phần làm giảm thiểu lượng khí thải độc hại ra môi trường, mang đến không khí trong lành hơn và nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng. Trong các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, nơi ô nhiễm không khí từ phương tiện giao thông đang là vấn đề đáng báo động.

Các chuyên gia tính toán, nếu mỗi chiếc xe ô tô, xe máy lưu thông trên đường được ví như một trạm phát thải di động thì Việt Nam đang có gần 80,6 triệu "trạm" phát thải như vậy, theo số xe đã đăng ký tính đến cuối năm 2023. Trong đó, có hơn 6,3 triệu ô tô và 74,3 triệu xe máy.

Những chiếc ô tô, xe gắn máy sử dụng nguyên liệu hóa thạch này không chỉ là tác nhân chính gây ô nhiễm không khí, mà còn ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến sức khỏe người dân.

Trong khi xe điện vận hành êm ái, không gây tiếng ồn và không có mùi xăng dầu, đặc biệt phù hợp cho các khu đô thị đông dân cư và những gia đình có trẻ nhỏ. Nếu sử dụng xe điện sẽ giảm đáng kể tác động môi trường.

Mặc dù xe điện vượt trội về mặt phát thải trong quá trình sử dụng, song việc sản xuất pin vẫn gặp nhiều thách thức.

Quy trình khai thác và tinh chế các nguyên liệu chính của pin như lithium, niken, và mangan đòi hỏi quy trình phức tạp và tiêu tốn năng lượng lớn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất đang nỗ lực nghiên cứu các biện pháp tái chế khoáng sản từ chất thải khai thác và thu hồi các khoáng chất quý hiếm còn sót lại trong quá trình sản xuất. Điều này không chỉ giúp giảm phát thải mà còn giảm thiểu lượng chất thải độc hại, hứa hẹn một tương lai sản xuất pin "sạch" hơn và bền vững hơn.

Xe điện ngày càng 'sạch' hơn, vì sao? - Ảnh 2.

Nhiều mẫu xe của VinFast bán vượt doanh số xe Nhật Bản, Hàn Quốc... tại thị trường Việt Nam - Ảnh: CÔNG TRUNG

Năng lượng tái tạo, chìa khóa xe điện "xanh" hơn

Xe điện có thực sự "xanh" hay không phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng được sử dụng để sạc pin. Khi được sạc từ các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, xe điện sẽ có khả năng giảm phát thải khí nhà kính đáng kể hơn nhiều so với khi sử dụng điện từ nhiên liệu hóa thạch. 

Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), năng lượng tái tạo toàn cầu đã đạt 510 gigawatt vào năm 2023 và dự kiến sẽ chiếm 42% sản lượng điện vào năm 2028. Đây là một bước tiến quan trọng để tối ưu hóa lợi ích của xe điện cho môi trường.

Tại Việt Nam, Quy hoạch điện VIII đề ra mục tiêu tăng công suất năng lượng tái tạo lên đến 71,5% vào năm 2050, khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải và bảo vệ môi trường.

Với sự phát triển nhanh chóng của các dự án điện gió và điện mặt trời, xe điện sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn năng lượng sạch hơn và tối ưu hóa tiềm năng giảm phát thải. Tuy nhiên, hiện tại ở nhiều khu vực, xe điện vẫn phải sử dụng lưới điện từ than đá và các nguồn năng lượng hóa thạch, nên sự chuyển dịch toàn diện sang năng lượng tái tạo vẫn là mục tiêu dài hạn cần thực hiện để đạt được lợi ích môi trường tối đa từ xe điện.

Thu hút vốn đầu tư xe điện

Trước những tiềm năng lớn từ xe điện, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã đẩy mạnh đầu tư và gia nhập thị trường xe điện. Điển hình, Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (Samco) hợp tác với VinFast để xây dựng đại lý xe điện tại quận Bình Tân, TP.HCM, nơi cung cấp đầy đủ dịch vụ từ mua sắm, bảo trì đến bảo dưỡng xe điện.

Ông Phạm Quốc Huy, chủ tịch HĐTV Samco, cho biết việc ra mắt đại lý xe điện VinFast - Samco Bình Tân không chỉ góp phần giới thiệu dòng xe điện đầu tiên sản xuất tại Việt Nam, mà còn là hành động thiết thực thúc đẩy phát triển giao thông bền vững và giảm phát thải CO2.

Trong năm đầu tiên, đại lý dự kiến bán ra 264 xe và tiếp nhận hơn 12.000 lượt sửa chữa, với kế hoạch tăng trưởng 10% sản lượng xe bán và 5% dịch vụ qua mỗi năm.

Ông Huy tiết lộ Samco tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu kinh doanh, sản xuất lắp ráp dòng xe điện. Dự kiến dải sản phẩm ban đầu sẽ là xe buýt điện, xe điện phục vụ cho du lịch... Các dòng xe điện Samco phát triển không cạnh tranh trực tiếp với dải sản phẩm của ô tô VinFast.

Ngoài ra, Tập đoàn Togo và Lado taxi đầu tư mạnh mẽ vào xe điện để phục vụ nhu cầu dịch vụ vận chuyển xanh. Ông Võ Quốc Bình, đại diện Công ty CP Tập đoàn Togo (TP.HCM), cho biết doanh nghiệp này đã ký hợp đồng mua hơn 2.000 ô tô điện để chạy dịch vụ.

Theo kế hoạch, năm 2024, công ty sẽ nhận trước 500 chiếc và hiện đã nhận hơn 100 chiếc. Ngoài ra, công ty này còn ký hợp đồng nguyên tắc với hãng xe Việt VinFast để mua 1.000 chiếc VF 3.

Tương lai của xe điện tại Việt Nam

Để xe điện thực sự "sạch", việc đẩy mạnh đầu tư vào năng lượng tái tạo là bước đi quan trọng và tất yếu. Chính phủ Việt Nam đã đề ra các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho phát triển xe điện và năng lượng sạch. Mục tiêu đạt mức phát thải đỉnh vào năm 2030 và tiến tới giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Sự gia nhập mạnh mẽ của các doanh nghiệp vào thị trường xe điện cùng với các chính sách khuyến khích của Chính phủ sẽ là động lực quan trọng giúp xe điện trở thành phương tiện giao thông chủ đạo.

Ông Hoàng Dương Tùng, chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, đánh giá hiện nay Hà Nội cũng như rất nhiều thành phố của Việt Nam bị ô nhiễm trầm trọng. Một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí chính là từ phương tiện giao thông cá nhân.

Có rất nhiều xe máy, ô tô chạy nhiên liệu hóa thạch. Xe máy thì chưa có quy định kiểm soát khí thải, xả khói đen bao nhiêu cũng được.

Việc VinFast cùng với nhiều doanh nghiệp khác sử dụng những phương tiện giao thông chạy điện như xe máy, xe ô tô, xe buýt là những nỗ lực rất lớn nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Song song là mở rộng hệ thống giao thông công cộng, trồng cây xanh, các tuyến đường sắt trên cao...

Theo ông Tùng, việc chuyển sang các phương tiện chạy điện, không dùng những nhiên liệu hóa thạch nữa là một hướng đi đúng đắn, phải đi chứ không còn cách nào khác, nếu không ô nhiễm sẽ lại tiếp tục.

Xe điện ngày càng "sạch" hơn, vì sao? - Ảnh 3.Giảm xe xăng, tăng xe điện hướng tới giao thông xanh

Nghiên cứu quốc tế từ ABC News cho thấy xe điện chỉ thải ra 1/4 lượng CO2 so với xe xăng, từ khâu sản xuất đến lúc hết vòng đời. Tương ứng một chiếc SUV điện chỉ tạo ra dưới 11 tấn CO2, trong khi con số ở xe xăng lên tới 46 tấn khí thải này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp