08/10/2020 12:17 GMT+7

Xe đạp công cộng đô thị: Nhiều nơi đã làm, thành bại ra sao?

MINH KHÔI
MINH KHÔI

TTO - Một thách thức thú vị khi vận hành hệ thống chia sẻ xe đạp ở các nước đang phát triển là một bộ phận người dân coi xe đạp là biểu tượng của sự nghèo đói.

Xe đạp công cộng đô thị: Nhiều nơi đã làm, thành bại ra sao? - Ảnh 1.

Xe đạp của Obikes (Singapore) đỗ kế bên một trạm đỗ xe cố định của YouBike (Đài Loan) tại Đài Bắc - Ảnh: Nikkei Asia

Đài Loan: cải tiến liên tục để thu hút người dùng

Hệ thống xe đạp công cộng phát triển rất mạnh ở Đài Loan, góp phần thay đổi thực trạng giao thông trên đảo nhưng vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Một trong những thách thức đầu tiên khi vận hành đó là thu hút người dùng. Chính quyền Đài Bắc tính phương án miễn phí nửa giờ đầu tiên để người dùng làm quen với sử dụng dịch vụ.

Tiếp theo là quản lý giao thông. Nhiều lái xe ở Đài Bắc chưa để ý làn đường dành riêng cho xe đạp. Trên một số tuyến đường, xe đạp tranh giành làn đường với các loại xe khác và giải pháp cho việc này của chính quyền Đài Loan là giáo dục và tuyên truyền.

Sau thời gian dài vận hành, hệ thống chia sẻ xe đạp theo trạm cố định cũng bộc lộ nhiều bất cập. Hệ thống cũ cho thuê xe đi từ trạm này sang trạm khác và vô tình tạo khó khăn trong việc tiếp cận các trạm xe. Số lượng trạm lại bị hạn chế bởi giới hạn không gian trong thành phố và ngân sách.

Hệ thống chia sẻ xe đạp không cần trạm cố định có thể giúp vượt qua rào cản nói trên. Hệ thống mới ứng dụng thanh toán không tiền mặt và theo dõi GPS. Tất cả các bước cần thiết, chẳng hạn như xác định vị trí xe, mở khóa và thanh toán được tích hợp vào ứng dụng trên điện thoại. Nhiều người dùng Đài Loan coi hệ thống không trạm cố định tiện lợi hơn kiểu truyền thống, vì xe đạp có thể đỗ ở bất cứ nơi nào người dùng muốn.

Mới đây, một đơn vị Singapore khác là Moovo cũng đã ra mắt tại thị trường Đài Loan vào tháng 8 vừa qua. Chính quyền thành phố Tân Đài Bắc chọn Moovo sau khi họ quyết định không theo chân Đài Bắc trong việc nâng cấp hệ thống YouBike lên YouBike 2.0 vì trạm đỗ xe của hai phiên bản này không tương thích với nhau. 

Việc gia tăng các đơn vị khai thác nước ngoài khiến chính quyền địa phương phải thắt chặt quy định quản lý. Chính quyền dự kiến chỉ cấp phép vận hành cho công ty có thể vạch ra kế hoạch bảo vệ các trạm xe đạp và tránh được các vấn đề khác. Những đơn vị vi phạm sẽ phải đối mặt với án phạt hoặc thu hồi giấy phép.

Quan niệm đi xe đạp là nghèo

Một thách thức thú vị khác khi vận hành hệ thống chia sẻ xe đạp ở các nước đang phát triển là một bộ phận người dân coi xe đạp là biểu tượng của sự nghèo đói. 

Theo Jack Oortwijn - biên tập viên tạp chí Bike Europe tại Hà Lan, quan điểm cho rằng xe đạp là phương tiện di chuyển của người nghèo vẫn còn ở các nước đang phát triển. Các nước này chưa nhận thấy được những hữu ích mà xe đạp có thể mang lại.

Trung Quốc: chạy đua đầu tư, cùng nhau lỗ nặng

Năm 2014, năm sinh viên từ câu lạc bộ xe đạp tại Đại học Bắc Kinh của Trung Quốc nảy ra ý tưởng trang bị xe đạp hiện đại có mã (code) để người dùng có thể quét bằng điện thoại thông minh, trả chi phí thấp, và đậu ở bất kỳ nơi đâu họ thấy tiện. Năm 2016, hàng triệu chiếc xe đạp như vậy xuất hiện ở nhiều thành phố Trung Quốc, với nhiều công ty nhảy vào đầu tư.

Ofo, công ty tiên phong nổi tiếng Trung Quốc về "chia sẻ xe đạp" và có các nhà sáng lập từng là thành viên câu lạc bộ xe đạp của Đại học Bắc Kinh, được định giá gần 3 tỉ USD vào năm 2017.

"Chia sẻ xe đạp" cũng mang lại nhiều lợi ích cho các thành phố lớn, đáng chú ý nhất là Thượng Hải. Theo Đại học Leeds (Anh), một cuộc đánh giá dữ liệu với hơn 2 triệu lượt đi bằng xe đạp cho thấy "chia sẻ xe đạp" ở Thượng Hải đã giúp giảm bụi mịn PM2.5 và lượng nitrogen oxide (NOx) thải ra lần lượt 2,7% và 0,9%.

Tuy nhiên, sự cạnh tranh từ nhiều công ty đã dẫn tới một "cuộc đua thua lỗ" để giành giật thị phần. Đến cuối năm 2018, một số công ty chia sẻ xe đạp hàng đầu Trung Quốc bị phá sản, trong khi vô số xe đạp bị vứt xó tại những bãi xe bỏ hoang - hay còn gọi là "nghĩa địa xe đạp".

Ngay những công ty hàng đầu cũng không còn có lợi nhuận. Tháng 6-2019, tờ Bắc Kinh Thanh Niên Báo tường thuật Tòa án nhân dân thành phố Thiên Tân kết luận Công ty Ofo không có đủ tài sản để trả dứt nợ.

Một công ty lớn khác là Mobike giảm quy mô làm ăn và ít nhất 5 đối thủ khác bị phá sản. PGS Lâm Thần tại Học viện Thương mại châu Âu - Trung Quốc (CEIBS) ở Thượng Hải cho rằng có 2 nguyên nhân: bảo vệ tài sản trí tuệ yếu kém và những nhà đầu tư "quá hăm hở".

"Không có tài sản trí tuệ và các công ty sao chép nhau khắp nơi, do đó mọi người chỉ cạnh tranh về giá và độ khả dụng. Còn các nhà đầu tư muốn công ty khởi nghiệp của họ phát triển nhanh hơn các đối thủ, mở rộng sang thêm nhiều thành phố và tung ra thêm nhiều xe đạp mà không tính trước điểm hòa vốn" - bà Lâm giải thích.

BẢO ANH

Nghiên cứu của Đại học Leeds cho rằng để duy trì sự thành công của các mô hình "chia sẻ xe đạp" tại các thành phố của Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách cần giải quyết những thách thức liên quan tới an toàn đường bộ, sự hợp nhất giữa các mạng lưới giao thông công cộng và không cơ giới, các mô hình kinh doanh bền vững và chia sẻ dữ liệu.

Đi bộ kết hợp xe đạp, xe buýt: Tại sao không? Đi bộ kết hợp xe đạp, xe buýt: Tại sao không?

TTO - "Siêu" phố đi bộ ở TP.HCM dự kiến sau khi hoàn thành sẽ hình thành mạng lưới đi bộ rộng lớn ở khu vực trung tâm hiện hữu có diện tích 930ha. Và bạn sẽ đi xe buýt kết hợp xe đạp, đi bộ đến khu vực trung tâm thành phố?

MINH KHÔI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp