28/07/2024 14:42 GMT+7

Xe buýt hai tầng phát triển càng nhiều, người dân càng được lợi

Chuyện một doanh nghiệp kiến nghị TP.HCM cân nhắc không mở thêm tuyến xe buýt hai tầng, theo nhiều bạn đọc là không hợp lý. Tại sao?

Du khách quốc tế ưa thích trải nghiệm khám phá thành phố trên xe buýt hai tầng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Du khách quốc tế ưa thích trải nghiệm khám phá thành phố trên xe buýt hai tầng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Như Tuổi Trẻ Online phản ánh: Ngay sau khi Công ty cổ phần vận tải du lịch và truyền thông Viet Bigbus (Viet Bigbus) đề xuất mở tuyến buýt hai tầng tại TP.HCM, ông Nguyễn Khoa Luân - tổng giám đốc Công ty TNHH Ảnh Việt Hop On - Hop Off Việt Nam - đã có kiến nghị không muốn các đơn vị khác tham gia thí điểm đến hết năm 2030.

Nhằm góp thêm góc nhìn, Tuổi Trẻ Online chia sẻ ý kiến của bạn đọc Vi Văn Hưởng xung quanh vấn đề này.

Một góc nhìn "lạ"

Mới đây, sau khi Sở Giao thông vận tải TP.HCM báo cáo UBND thành phố về việc có thêm doanh nghiệp đề xuất mở tuyến xe buýt hai tầng thoáng nóc, một công ty đang khai thác dịch vụ này ở TP.HCM có kiến nghị "không cấp phép, xét duyệt" cho doanh nghiệp tham gia mới.

Cho rằng kiến nghị này là đúng, công ty này đưa ra hàng loạt lý do như:

- Không cấp phép cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường xe buýt hai tầng, đặc biệt là trên các tuyến đường trùng với tuyến của công ty, vì gây nhầm lẫn thương hiệu, cạnh tranh không lành mạnh, ùn tắc giao thông…

- Công ty đã đầu tư rất lớn phát triển hạ tầng, quảng bá hình ảnh du lịch thành phố. Sản phẩm được quốc tế công nhận. Việc có thêm nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp dịch vụ tương tự sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của công ty...

Thú thật, nghe xong những điều họ diễn giải, không chỉ tôi mà các đại biểu nghe xong chỉ biết lắc đầu.

Với những người làm du lịch, tôi cho rằng đây là một góc nhìn "lạ", thậm chí nói cách khác là đi ngược lại Luật Cạnh tranh và quy luật phát triển.

Thêm nhiều lựa chọn, du khách được lợi

Theo tôi, đã là cạnh tranh là cạnh tranh. Ở các nước, chỉ có từ "compete" (cạnh tranh, theo pháp luật). Làm sai là vi phạm, bị xử lý theo luật định. 

Còn nếu cho rằng: Việc có thêm doanh nghiêp cùng ngành nghề khai thác, chắc chắn sẽ "ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích công ty", là người làm du lịch tôi thấy có điều gì đó không ổn.

Kinh tế thị trường và "Luật Cạnh tranh 2018" không cho phép ai có quyền ngăn cấm doanh nghiệp hoạt động đúng luật.

Nếu ai cũng nghĩ như công ty trên nghĩ, thì không thể có taxi xanh Vinfast và các ứng dụng grapcar của Grap, Be… vì đã có taxi Mai Linh, VinaSun, Vina…

Các tuyến vận tải hành khách, từ đường bộ, đường sắt, đến đường thủy, đường không... cũng vậy.

Các công ty lữ hành không thể nhờ nhà nước cấm các công ty khác đưa khách tới các tour tuyến mà mình đang khai thác.

Không ai phủ nhận công ty đã tiên phong với dịch vụ "Hop On Hop Off" (đã đăng ký bản quyền) với xe buýt mui trần, 2 tầng, tham quan thành phố.

Nhưng đòi hỏi để "độc quyền" thì nên cần xem lại!

Rất mừng là trong hội nghị, Sở Du lịch TP.HCM khẳng định:"Việc có thêm nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch là cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm giá thành".

Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết: "Đang xem xét đề xuất của Công ty cổ phần vận tải du lịch và truyền thông Viet Bigbus về việc khai thác hai tuyến xe buýt hai tầng mới; đảm bảo việc bố trí các tuyến xe không gây ảnh hưởng đến giao thông và trật tự đô thị".

Doanh nghiệp kiến nghị không mở thêm tuyến xe buýt hai tầng ở TP.HCMDoanh nghiệp kiến nghị không mở thêm tuyến xe buýt hai tầng ở TP.HCM

Ngoài kiến nghị 'cân nhắc' không mở thêm tuyến xe buýt hai tầng, doanh nghiệp còn đề nghị 'không xét duyệt doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh mô hình này'. Sở Du lịch TP.HCM đã lên tiếng về chuyện này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp