Những năm gần đây, tại hai huyện Năm Căn, Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau ngày càng mọc lên nhiều nhà "cao cẳng" - Ảnh: NGUYỄN HÙNG
Những năm gần đây, cư dân vùng ven biển và cửa sông như Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Năm Căn… xuất hiện ngày càng nhiều nhà cao cẳng (theo cách gọi của người dân bản địa).
Nhà cao cẳng tương tự như nhà sàn trước đây được cư dân sống ven biển xây cất để ở phù hợp với điều kiện con nước lớn ròng. Nhà sàn thường sử dụng cây gỗ địa phương. Nhà được xây dựng bằng bê tông cốt thép, chiều cao từ mặt đất đến sàn thông thường khoảng 2m (có thể thấp hoặc cao hơn tùy theo điều kiện mặt bằng). Theo các cư dân địa phương, việc xây nhà như vậy nhằm đối phó với tình trạng nước biển có xu hướng ngày càng dâng cao như hiện nay.
Ông Nguyễn Văn Nhuần (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) chia sẽ: "Vùng này, vào mùa nước lên từ tháng 9 đến 12 âm lịch, nước dâng cao lắm. Mấy năm trước đây, mùa nước lên nhà tôi không sao nhưng hai năm nay thì bị ngập. Vì vậy, bây giờ khi tôi làm lại nhà mới thì cất dạng cao cẳng cho chắc ăn, không sợ bị ngập nước".
Đất Mũi là xã ven biển và ở tận cực Nam tổ quốc, ông Võ Công Trường - Chủ tịch UBND xã, cho biết việc cất nhà của cư dân địa phương những năm gần đây có thay đổi.
"Xã Đất Mũi cũng như nhiều xã ven biển khác của tỉnh Cà Mau có nền đất yếu nên cất nhà trên nền đất thì không bao lâu sẽ bị lún. Còn trong xu hướng tới đây, nước biển dâng nên khi người dân ở Đất Mũi khi cất nhà mới thì làm dạng cao cẳng. Các trụ sở văn hóa ấp thì cũng làm như vậy" - ông Trường nhận định.
“Theo tôi, trong thời gian tới nhà của dân hay trụ sở cơ quan tại Đất Mũi toàn kiểu nhà cao cẳng
Ông Võ Công Trường - Chủ tịch UBND xã Đất Mũi
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận