18/03/2005 15:58 GMT+7

Xây dựng gây lún, nứt nhà bên cạnh: Tranh tụng dài dài...

CHI MAI - PHÚC HUY
CHI MAI - PHÚC HUY

TT - Làm lún, nứt nhà hàng xóm, công trình kế cận là chuyện thường xuyên xảy ra tại các công trình xây dựng, không chỉ vì thi công không đảm bảo mà còn do nhiều nguyên nhân khác. Chuyện nhỏ thì hai bên có thể thương lượng được với nhau, nhưng nếu tranh chấp gay gắt thường dẫn đến việc các bên phải đưa nhau ra tòa...

mJhzc823.jpgPhóng to
Các vết nứt nhà dân do thi công chung cư Khánh Hội - Ảnh: P.P.H.
TT - Làm lún, nứt nhà hàng xóm, công trình kế cận là chuyện thường xuyên xảy ra tại các công trình xây dựng, không chỉ vì thi công không đảm bảo mà còn do nhiều nguyên nhân khác. Chuyện nhỏ thì hai bên có thể thương lượng được với nhau, nhưng nếu tranh chấp gay gắt thường dẫn đến việc các bên phải đưa nhau ra tòa...

4 năm trời kiện chưa xong!

Ông Nguyễn Văn Phương, ngụ hẻm 373 Trường Chinh, Q.Tân Bình (TP.HCM) cho biết gia đình ông đã tốn hơn tám tháng trời mới xây dựng xong căn nhà mà trước đó dự kiến chỉ xây dựng trong ba tháng. Quá trình xây dựng bị gián đoạn gần năm tháng do việc khiếu nại, thưa kiện của chủ nhà bên cạnh cho rằng công trình nhà của ông Phương đã làm nứt tường, nền gạch căn nhà này. Cũng may sau một thời gian khiếu nại, hai gia đình đã thương lượng được với nhau. Ông Phương phải tốn hơn 20 triệu đồng cho việc bồi thường.

Bà Lê Thị Hạnh Dung, nhà số 99/3 Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh, kể về nỗi bức xúc của mình đã gần bốn năm nay: “Từ năm 2001, gia đình tôi bắt đầu khởi công xây dựng lại căn nhà. Chỉ vừa mới đào, đổ móng xong thì chủ nhà bên cạnh số 99/3A không cho xây tiếp mà bắt phải bồi thường vì cho rằng việc đào móng xây nhà của tôi đã làm cho căn nhà này bị nghiêng và lún nứt”.

2ntYG59p.jpgPhóng to
Thi công chung cư Khánh Hội làm nứt nhiều nhà dân xung quanh - Ảnh: P.P.H.
Hòa giải không thành, chủ nhà 99/3A kiện vụ việc ra tòa để nhờ phân xử. Chính quyền địa phương cũng đã ra quyết định buộc bà Dung phải đình chỉ thi công, giữ nguyên hiện trạng để chờ phán quyết của tòa. Vụ án được TAND Q.Bình Thạnh thụ lý từ năm 2001 và kéo dài mãi đến nay cũng chưa được xét xử. Thật ra thì chủ nhà 99/3A cũng chẳng sung sướng gì hơn vì suốt bốn năm qua cũng không dám sửa chữa nhà mà vẫn giữ nguyên hiện trạng các vết lún nứt, nghiêng tường để chờ phán quyết cuối cùng của tòa án.

Giám định: mỗi nơi mỗi kiểu

Theo các tòa án, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tồn đọng kéo dài các vụ tranh chấp này là việc giám định nguyên nhân lún nứt và thiệt hại của căn nhà bị ảnh hưởng. Thẩm phán Nguyễn Quốc Trung - tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM - cho biết hiện vẫn chưa có một cơ quan thống nhất đứng ra làm nhiệm vụ giám định về xây dựng.

Khi xét xử tòa án phải ra quyết định trưng cầu một công ty nào đó để kiểm định thiệt hại của công trình. Tuy nhiên, các bên đương sự ít bao giờ đồng ý với kết quả kiểm định. Đáng nói là mỗi công ty thường cho một kết quả kiểm định khác nhau, có khi mâu thuẫn nhau về nguyên nhân, tình trạng thiệt hại.

Đơn cử như việc kiểm định thiệt hại của căn nhà 99/3A Nơ Trang Long

Một công trình, nứt nhà dân 2 lần

Cao ốc Phúc Thịnh 25 tầng trên đường Cao Đạt, P.1, Q.5 xây dựng gần ba năm qua đang trong giai đoạn hoàn thành.

Việc thi công công trình này đã hai lần làm nứt các nhà dân xung quanh. Đầu năm 2003 đơn vị thi công làm nứt hơn mười căn nhà thuộc tổ 54, 55. Sau khi người dân phản ảnh, UBND P.1 ra quyết định đình chỉ thi công dự án trong hai tháng và mời đơn vị giám định xác định nguyên nhân, mức độ hư hỏng.

Dựa trên kết quả giám định, đơn vị thi công hỗ trợ chi phí sửa chữa đối với nhà có mức độ hư hỏng nhẹ và một phần chi phí xây dựng mới cho nhà đã xuống cấp, hư hỏng nặng không còn sử dụng lại được. Đầu năm nay, công trình tiếp tục gây nứt 23 nhà dân tổ 56 và 64. UBND P.1 đang thành lập tổ khảo sát để đánh giá thiệt hại.

: Công ty tư vấn Đô Thành được tòa trưng cầu kiểm định đã kết luận tổng thiệt hại và chi phí khắc phục là 21 triệu đồng. Nguyên đơn không đồng ý, đề nghị trưng cầu công ty kiểm định khác. Công ty Kiểm định xây dựng Sài Gòn sau đó lại kết luận tổng thiệt hại của căn nhà là hơn 40 triệu đồng, gần gấp đôi kết quả kiểm định trước. Vụ việc đang được Tổ chức giám định tư pháp về xây dựng xem xét, cũng cần phải nhấn mạnh rằng tổ chức này chỉ giám định trên hồ sơ và giấy tờ.

Nên có khảo sát, thẩm định trước khi thi công

Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu - Hội Kiến trúc sư TP.HCM - cho rằng hiện nay mật độ nhà ở các tuyến đường, khu vực dân cư san sát nhau nên việc thi công tất yếu bị ảnh hưởng không ít thì nhiều. Để hạn chế tình trạng khó xử, trước khi xây dựng công trình nên ghi nhận tình trạng nhà xung quanh. Nếu được có thể thuyết phục các hộ dân bên cạnh ký vào biên bản chất lượng căn nhà, thậm chí có thể ghi lại bằng hình ảnh, mời chính quyền địa phương chứng kiến để sau này dễ giải quyết.

Trong khi đó, theo giám đốc Công ty Kiểm định xây dựng Sài Gòn Hoàng Đôn Dũng, tốt nhất, theo ông Dũng, đơn vị thi công, chủ đầu tư cần có bước khảo sát trực tiếp hoặc cho giám định chất lượng các nhà dân bên cạnh. Nếu chất lượng không đảm bảo, đơn vị thi công nên có những giải pháp kèm theo nhằm hạn chế những thiệt hại.

CHI MAI - PHÚC HUY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp