Một luật mới vừa được thông qua sẽ giải quyết được phần nào tình trạng này.
Phóng to |
Ngoài nỗi đau thể xác và tinh thần, những nạn nhân trong các vụ cưỡng hiếp ở Ấn Độ còn phải gánh chịu sự kỳ thị sau đó - Ảnh: CNN |
Jyoti bị anh rể xâm hại từ khi mới 9 tuổi. Khi lên 18 tuổi, Jyoti bị xâm hại hằng tuần, và gã đàn ông còn dọa bắt cóc Jyoti nếu cô hé với ai nửa lời. Cuối cùng, Jyoti nói với cha mẹ. Nhưng đúng như những gì cô nghĩ, họ không làm gì cả. Báo cảnh sát là điều mà những gia đình trung lưu Ấn Độ không bao giờ nghĩ tới, vì “chỉ tổ xấu mặt gia đình trước bàn dân thiên hạ”.
Nhiều năm sau đó, Jyoti nhìn thấy những vết bầm tím trên nách, má và cả bộ phận sinh dục của con gái 4 tuổi của mình. Jyoti biết thủ phạm chính là chồng cô. Lần này cô không yên lặng, nhưng hành trình của cô đầy gian nan. Cảnh sát giễu cợt khi cô đâm đơn kiện, bác sĩ cảnh báo là nếu kiện, con gái cô có thể sẽ bị xã hội phân biệt, xa lánh, thậm chí khó kiếm được tấm chồng sau này. “Mọi bước đi của tôi đều có rào cản” - Jyoti kể lại chuyện của mình tại một nhà mở ở New Delhi, nơi cô và con gái đến để xin tư vấn.
Bộ trưởng nội vụ xem xét việc tăng hình phạt Sau vụ nữ sinh viên 23 tuổi bị sáu gã đàn ông hiếp dâm trên xe buýt ở New Delhi (“Vụ ” - Tuổi Trẻ 21-12), tính tới ngày 26-12, các vụ biểu tình của công chúng kêu gọi chính quyền phải nghiêm khắc hơn với những kẻ hiếp dâm đã khiến một cảnh sát thiệt mạng. Trong khi đó, Bộ trưởng nội vụ Sushil Kumar Shinde cho biết đang xem xét tăng hình phạt lên tới tử hình trong những vụ án nghiêm trọng như lần này, so với mức án cao nhất hiện nay là tù chung thân. Với những kẻ thủ ác trong vụ án nêu trên, nếu bị buộc có tội thì hình phạt có thể là chung thân hoặc chỉ 10 năm tù. Tuy nhiên, tỉ lệ buộc có tội trong các vụ hiếp dâm ở Ấn Độ rất thấp, chỉ hơn 30% - theo Cục Thống kê tội phạm Ấn Độ. |
Nghiên cứu năm 2007 của Chính phủ Ấn Độ cho thấy trong số 12.000 trẻ em ở 13 bang nước này được hỏi, có hơn 1/2 cho biết đã bị xâm hại tình dục. Nếu nhân rộng ra với 1,2 tỉ dân nước này, con số nạn nhân sẽ khủng khiếp.
Một trong những lý do khiến các vụ án bạo lực tình dục với trẻ em và phụ nữ ở Ấn Độ ngày một nhiều (trung bình cứ 20 phút có một phụ nữ bị cưỡng hiếp và con số đang tăng lên) là nhiều người vẫn cho rằng bị cưỡng hiếp là chuyện tủi nhục của cá nhân, chứ không nhìn nhận họ là nạn nhân của một dạng tội phạm bạo lực. Thậm chí có không ít lãnh đạo địa phương còn cho rằng phụ nữ nên lấy chồng sớm để khỏi bị bạo lực tình dục.
Thay vì đưa những kẻ phạm tội ra tòa, nhiều người đổ lỗi là do nạn nhân đi một mình lúc trời tối, dùng phương tiện giao thông công cộng hay ăn mặc hở hang. Bởi vậy, nhiều người biểu tình đã giơ cao khẩu hiệu: “Đừng dạy chúng tôi phải mặc gì. Hãy dạy đàn ông không được cưỡng hiếp phụ nữ!”.
Trong hệ thống tư pháp chậm chạp hiện nay, phải mất tới 10-15 năm mới đưa được kẻ thủ ác ra tòa. Do vậy, dư luận Ấn Độ đang đòi hỏi một hệ thống xử lý riêng, xử nhanh các loại tội này. Hiện có hàng ngàn vụ án cưỡng hiếp vẫn chưa được xử.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận