Một bạn đọc (TP.HCM)
- Theo điều 10 nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27-12-2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch (NĐ158), người Việt Nam đang ở nước ngoài có yêu cầu được cấp các giấy tờ về hộ tịch mà không có điều kiện trực tiếp đến cơ quan đăng ký hộ tịch thì có thể ủy quyền bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực hợp lệ cho người khác làm thay. Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì không cần phải có văn bản ủy quyền. Do vậy, bạn có thể liên hệ UBND phường nơi em bạn cư trú trước khi xuất cảnh để yêu cầu cấp giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân cho em bạn.
Thủ tục gồm: tờ khai theo mẫu, giấy tờ chứng minh bạn và em bạn là anh, chị, em ruột hoặc giấy ủy quyền hợp lệ. Ngoài ra còn có thể cần giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của bạn.
Xin được lưu ý: vì em bạn đang ở nước ngoài nên UBND phường chỉ xác nhận tình trạng hôn nhân của cô ấy trong thời gian cô ấy ở Việt Nam. Còn thời gian cô ấy sống ở nước ngoài thì việc xác nhận tình trạng hôn nhân do cơ quan ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở Mỹ xác nhận.
Nếu cán bộ hộ tịch phường từ chối cấp giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân cho em bạn trong thời gian cô ấy sinh sống ở Việt Nam thì cô ấy (hoặc bạn) có quyền khiếu nại đến chủ tịch UBND phường đó để yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật, hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án nhân dân quận. Nếu đã khiếu nại và chủ tịch UBND phường đó đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại nhưng em bạn (hoặc bạn) không đồng ý, thì có thể khiếu nại đến chủ tịch UBND quận hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án nhân dân quận để được xem xét giải quyết (điều 85 NĐ158 và điều 28, 103 Luật tố tụng hành chính năm 2010).
Giấy tờ hộ tịch bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và phải được công chứng. Trong trường hợp cán bộ phòng công chứng từ chối công chứng, em bạn hoặc bạn có quyền khiếu nại đến trưởng phòng công chứng để được giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết, em bạn hoặc bạn có quyền khiếu nại đến giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM (điều 63 Luật công chứng năm 2006).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận