19/10/2020 13:00 GMT+7

Xả lũ cống Trà Sư đưa phù sa về vùng hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long

BỬU ĐẤU
BỬU ĐẤU

TTO - Ngày 19-10, tỉnh An Giang xả lũ cống Trà Sư để đưa phù sa về vùng hạ lưu, và giúp tháo chua rửa phèn cho đồng ruộng vùng ĐBSCL. Đây là năm đầu tiên vận hành cống này sau khi xây dựng thay thế đập trà Trà Sư trước đó.

Xả lũ cống Trà Sư đưa phù sa về vùng hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 1.

Xả lũ tại cống Trà Sư để đưa phù sa vào đồng ruộng và tháo chua rửa phèn cho vùng hạ lưu ĐBSCL - Ảnh: BỬU ĐẤU

Ông Lương Huy Khanh - chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh An Giang - cho biết mực nước đo được tại cống Trà Sư, huyện Tịnh Biên ở phía thượng lưu (bên ngoài cống) là 2,2m, còn hạ lưu (bên trong cống) là 2.0m; chênh lệch 20cm, so với cùng kỳ thì thấp hơn 1m nước. 

"Việc thay thế đập tràn thành cống này rất thuận tiện, có thể xả lũ lúc nào cũng được. Xả lũ xong thì tàu thuyền có thể qua lại cống. Còn lúc trước là đập cao su, không thể cho tàu thuyền qua lại được" - ông Khanh nói.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, sau khi xả lũ chừng 30 phút, nước ở thượng lưu và hạ lưu gần như bằng nhau, nước chảy cũng không ồ ạt như những năm trước xả lũ.

Xả lũ cống Trà Sư đưa phù sa về vùng hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 2.

Nước lũ năm nay chỉ chênh lệch 20cm giữa trong và ngoài cống Trà Sư nên nước chảy không mạnh so với năm trước - Ảnh: BỬU ĐẤU

Ông Nguyễn Đức Duy - giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh An Giang - cho biết đơn vị là chủ đầu tư xây dựng 2 cống Tha La, cống Trà Sư thay thế 2 đập cao su Tha La, Trà Sư cũ. Hai cống này là loại cống hở, bằng bê tông cốt thép. Cống Tha La có chiều rộng thông nước 66m, chia thành 3 khoang, mỗi khoang rộng 22m. Cửa cống phẳng, đóng mở bằng xylanh thủy lực, cao trình đỉnh cửa +5,00m.

Cận cảnh xả lũ cống Trà Sư ở xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên để đưa phù sa về vùng hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long - Video: BỬU ĐẤU

Còn Cống Trà Sư có chiều rộng thông nước 88m, chia thành 4 khoang, mỗi khoang rộng 22m. Tổng mức đầu tư trên 232 tỉ đồng. Dự kiến đến tháng 3-2021 sẽ hoàn thành.

"Hai cống này có nhiệm vụ kiểm soát lũ vùng tứ giác Long Xuyên, góp phần điều tiết lũ từ Campuchia thoát ra hướng biển Tây và kiểm soát lũ đổ về phía Nam quốc lộ 91. Cống này ưu điểm là có thể xả lũ bất kỳ mà không cần đợi đến đúng cao trình. Thêm vào đó, người dân thuận tiện lưu thông hàng hóa qua lại cống”, ông Duy nhấn mạnh.

Xả lũ cống Trà Sư đưa phù sa về vùng hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 4.

Mực nước ở thượng lưu chảy xuống cống rất yếu - Ảnh: BỬU ĐẤU

Xả lũ cống Trà Sư đưa phù sa về vùng hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 5.

Cống Trà Sư được xây dựng thay thế cho đập tràn Trà Sư trước đó đã hết hạn sử dụng. Đây là năm đầu tiên vận hành cống Trà Sư sau khi đã xây dựng cơ bản hoàn thành - Ảnh: BỬU ĐẤU

Xả lũ đập tràn Trà Sư đưa phù sa vào ruộng ĐBSCL Xả lũ đập tràn Trà Sư đưa phù sa vào ruộng ĐBSCL

TTO - Lượng nước lũ phía thượng lưu (bên ngoài thân đập) và vùng hạ lưu (bên trong đập) chênh lệch hơn 1,1m. Trong khi cùng kỳ năm trước nước lũ chênh lệch 1,5m. Năm nay đập tràn Trà Sư xả lũ trễ hơn và lượng nước lũ cũng ít hơn.

BỬU ĐẤU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp