24/06/2018 13:41 GMT+7

World Cup và sân khấu của những kẻ không biết hát

HIỀN TRANG
HIỀN TRANG

TTO - Họ không quằn quại theo bài hát, cũng chẳng có động tác vũ đạo nào. Họ chỉ đứng nghiêm, có khi là đặt tay lên ngực, có khi là chắp tay sau lưng, có khi là khoác vai nhau.

World Cup và sân khấu của những kẻ không biết hát - Ảnh 1.

Nhưng chỉ cần thế, những cầu thủ đã tư tạo cho mình một sân khấu âm nhạc hoành tráng nhất ngay giữa sân vận động.

Như mọi bận, mùa tại Nga là dịp để giới nghệ sĩ trên khắp thế giới bày tỏ tình yêu trái bóng qua âm nhạc.

Live it up - ca khúc chính thức của giải túc cầu lớn nhất hành tinh năm nay - bị chê dở thì đã sao?

World Cup 2018 vẫn còn đầy những giai điệu thú vị khác.

Maroon 5 hát lại ca khúc Three little birds của huyền thoại Bob Marley với tinh thần sảng khoái, tưng bừng để phục vụ môt chiến dịch quảng cáo hướng tới mùa hè nước Nga. 

Hoàng tử sơn ca Shawn Mendes thì có vinh dự được Bồ Đào Nha chọn bài hát In my blood của anh làm ca khúc chính thức cho đội tuyển. 

Còn Robbie Williams lừng danh mang bản hit thời hoàng kim Let me entertain you để góp vui trong lễ khai mạc World Cup.

Ngay đến ở Việt Nam, dù đội nhà chẳng liên quan gì tới World Cup, các nhạc sĩ trẻ cũng không làm ngơ trước sự kiện này. 

Ví như Hoàng Touliver và Rhymastic, hai gương mặt được ví như những phù thủy âm nhạc của Vpop đương đại, đã hợp tác và cho ra đời We are the rising kings để cổ động cho giải đấu.

Ca khúc We are the rising kings

Nhưng điều kỳ lạ là, dù những người viết nhạc đều rất tài năng, nhưng dường như giây phút mà âm nhạc thực sự thăng hoa trên sân bóng lại là khi các cầu thủ quần đùi áo số mấp máy môi theo bản quốc ca của đất nước trước khi "xung trận". 

Hòa giọng với họ là hàng ngàn cổ động viên trên khán đài.

Các cầu thủ Nga đã khoác vai nhau trong tiếng nhạc ca ngợi xứ sở bạch dương tại trận mở màn của World Cup 2018: "Nước Nga - miền đất thiêng của chúng tôi. Nước Nga - đất nước yêu dấu của chúng tôi. Ý chí hùng cường, vinh quang sáng chói. Người trường tồn đến mãi về sau."

Và rồi tất nhiên, khán giả lần lượt dần dần được thưởng thức "playlist" 32 bài quốc ca của 32 dân tộc qua phần "biểu diễn" của 32 đội bóng. 

Có những bản quen thuộc như La Marseillaise (Pháp) hay God save the queen (Anh), cũng sẽ có những bản nhạc ít quen thuộc hơn từ những đất nước nhỏ bé và khiêm nhường.

Bóng đá và âm nhạc, một bên là thể thao, một bên là nghệ thuật, tưởng chừng khác xa nhau nhưng thực tế lại có mối quan hệ bền chặt từ hàng trăm năm trước.

Nước Anh được cho là sản sinh ra môn túc cầu vào giữa thế kỷ 19. Đến cuối thế kỷ 19, nhà soạn nhạc Edward Elga đã soạn ra một trong những bản nhạc bóng đá đầu tiên trong lịch sử. 

Sau này, những câu lạc bộ lớn đều có các bài hát riêng gắn liền với truyền thống đội bóng. Nổi tiếng hơn cả chính là Liverpool FC và ca khúc You’ll never walk alone.

Dẫu vậy, khi đứng trong màu áo đội tuyển quốc gia và hát bài quốc ca thiêng liêng, đó vẫn là cảm giác khác hơn nhiều so với khi thi đấu cấp câu lạc bộ. 

Bởi vì giới cầu thủ có thể mai câu lạc bộ này, mai câu lạc bộ khác, nhưng quê hương thì chỉ có một.

Nếu thắng, họ thắng trong màu áo quê hương, nếu thua, cũng là thua trong màu áo đó. 

Nói như Lê Công Vinh trong cuốn tự truyện mới ra mắt của mình: "Khi đã khoác lên mình chiếc áo đội tuyển, trong đầu tôi không có gì ngoài hai chữ: Tổ quốc!".

Mùa hè Italia - bài hát tan chảy trái tim bao thế hệ yêu World Cup

TTO - Nếu Waka-Waka hay The Cup of Life khiến người ta phải nhảy theo vì sự sôi động thì Mùa hè Italia lại khiến nhiệt huyết sôi sục từ trong tim, với cảm xúc sâu lắng mà mỗi lần nghe lại ai cũng nổi da gà.

HIỀN TRANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp