Một bé gái bị được tiêm vắc-xin phòng sởi, quai bị, rubella ở Mỹ - Ảnh: REUTERS
Mặc dù đây chỉ là những số liệu sơ bộ và chưa hoàn chỉnh, trong thông cáo báo chí phát đi tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 15-4, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), những con số cho thấy xu hướng tăng diễn ra liên tiếp trong hai năm qua.
Những đợt bùng phát bệnh sởi lớn đang xảy ra ở nhiều quốc gia, khắp các khu vực, như ở CHDC Congo, Ethiopia, Gruzia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Madagascar, Myanmar, Philippines, Sudan, Thái Lan và Ukraine, gây tử vong cho người bệnh, chủ yếu là trẻ nhỏ.
Trong những tháng gần đây, số ca bệnh cũng tăng ở những nước có tỉ lệ tiêm chủng cao, như Mỹ, Israel, Thái Lan và Tunisia...
Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất thế giới, có thể dẫn đến diễn tiến nghiêm trọng.
Năm 2017, bệnh đã gây ra gần 110.000 ca tử vong. Ngay cả ở các nước thu nhập cao, biến chứng dẫn đến nhập viện chiếm khoảng 1/4 số ca bệnh, với khả năng dẫn đến các vấn đề sức khỏe suốt đời như tổn thương não, mù lòa hoặc mất thính giác.
Bệnh sởi gần như hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng hai liều vắc-xin an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, tỉ lệ người tiêm vắc-xin liều đầu tiên trên toàn cầu đã xuống mức 85% trong khi cần đạt đến tỉ lệ 95% để ngăn chặn dịch bệnh. Tỉ lệ người tiêm mũi vắc-xin thứ hai trong khi đó lại tăng lên 67%.
WHO cũng khuyến nghị các biện pháp phù hợp để đảm bảo các dịch vụ tiêm chủng đáp ứng nhu cầu của mọi người như: các phòng khám dễ tiếp cận, đúng thời điểm và cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người có thể bị phân biệt đối xử hoặc thiệt thòi.
Tỉ lệ tiêm vắc-xin liều thứ 2 cũng cần được nâng cao trên toàn cầu để tối đa hóa khả năng bảo vệ dân số khỏi bệnh sởi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận