WHO cũng nhấn mạnh khả năng lây nhiễm của H7N9 từ gia cầm sang người cao hơn H5N1 từng khiến 360 người thiệt mạng từ năm 2003.
Đây là lần đầu tiên WHO xác nhận độ nguy hiểm của H7N9 cao hơn các chủng cúm từng gây ra đại dịch trước đó.
Tiến sĩ Keiji Fukuda - chuyên gia cúm hàng đầu của WHO - cho biết tổ chức này đang phối hợp với phía Trung Quốc nghiên cứu sâu thêm về đặc tính của H7N9 để tìm ra cách đối phó phù hợp. Ông nhắc nhở cộng đồng quốc tế không nên chủ quan với diễn tiến của H7N9 vì có thể một bộ phận người dân đã nhiễm H7N9 trong cơ thể nhưng chưa phát bệnh.
Ngay trong ngày diễn ra cuộc họp của WHO, Đài Loan đã xác nhận trường hợp đầu tiên tử vong vì H7N9 khi người này trở về sau chuyến đi đến tỉnh Giang Tô. Ca tử vong tại Đài Loan đang gây hoang mang cho ngành y tế khi bệnh nhân trước đó không tiếp xúc với gia cầm. Câu hỏi được đặt ra: H7N9 lây theo đường nào?
Đến nay, tại Trung Quốc đã có 100 ca nhiễm H7N9, trong đó 20 ca tử vong. Từ khi Thượng Hải đóng cửa các khu chợ bán gia cầm sống tại vùng dịch bệnh, WHO ghi nhận số ca nhiễm mới có chiều hướng giảm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận