05/10/2022 17:31 GMT+7

WHO: Các nước có thể học hỏi kinh nghiệm từ công tác phòng, chống dịch của Việt Nam

DƯƠNG LIỄU
DƯƠNG LIỄU

TTO - Các nước trên thế giới có thể học hỏi kinh nghiệm từ công tác phòng, chống dịch của Việt Nam. Bài học này cũng cần được phát huy, chuẩn bị để ứng phó với các đại dịch khác trong tương lai.

WHO: Các nước có thể học hỏi kinh nghiệm từ công tác phòng, chống dịch của Việt Nam - Ảnh 1.

Các khách mời tham dự tọa đàm (từ trái sang): tiến sĩ Angela Pratt, trưởng đại diện WHO tại Việt Nam; tiến sĩ Phan Đức Hiếu, ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; bà Nguyễn Thị Liên Hương, thứ trưởng Bộ Y tế; ông Trần Quốc Phương, thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - Ảnh: D.LIỄU

Đây là chia sẻ của đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam trong tọa đàm "Nghị quyết 128/NQ-CP - Chuyển hướng chiến lược, ý nghĩa quyết định" do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 5-10. Tọa đàm với sự tham gia của đại diện Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Y tế và đại diện WHO tại Việt Nam.

Ngày 11-10-2021, Chính phủ ban hành nghị quyết 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19. Một năm sau khi nghị quyết được ban hành, dịch bệnh được kiểm soát ngày càng vững chắc hơn, tình hình kinh tế - xã hội phục hồi nhanh và phát triển trên tất cả các lĩnh vực.

Chia sẻ tại tọa đàm, tiến sĩ Angela Pratt, trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, cho hay nghị quyết 128 là dấu mốc vô cùng quan trọng của Việt Nam trong phòng chống dịch COVID-19, là sự chuyển đổi rất quan trọng từ việc kiểm soát vi rút, kiểm soát sự lây lan bằng mọi giá và bây giờ chuyển sang trạng thái chung sống với COVID-19.

"Ngay từ đầu COVID-19, Việt Nam đã có các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng thực sự mạnh mẽ để ứng phó với COVID-19.

Đơn cử như năng lực tốt trong phát hiện sớm và ứng phó với các trường hợp và cụm; giám sát và năng lực kiểm tra tốt; các biện pháp kiểm soát biên giới mạnh mẽ và hạn chế tiếp xúc xã hội đã ngăn chặn sự lây truyền của vi rút. Tất cả các biện pháp này đều giữ cho số ca mắc và tử vong sớm trong đại dịch ở mức thấp.

Việt Nam đã kiên định với các biện pháp và thực thi hiệu quả những chính sách đó. Một yếu tố quan trọng là sự không mệt mỏi của ngành y tế. Tôi đặc biệt muốn ghi nhận những nỗ lực và cam kết của các nhân viên y tế.

Các nước trên thế giới có thể học hỏi kinh nghiệm từ công tác phòng, chống dịch của Việt Nam. Bài học này cũng cần được phát huy, chuẩn bị để ứng phó với các đại dịch khác trong tương lai", đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh.

Trao đổi tại tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho hay COVID-19 là một đại dịch chưa từng có trong tiền lệ, đã, đang và còn tiếp tục ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội.

Cho đến nay toàn thế giới đã có hơn 612 triệu người mắc, hơn 6,5 triệu người tử vong. Tại Việt Nam, tỉ lệ tử vong trên tổng số mắc là 0,02%, trong khi trung bình thế giới xấp xỉ 1,2%.

"Khi dịch bệnh bùng phát cách đây hơn 1 năm, đợt dịch lần thứ 4 bùng phát lúc đó thế giới còn chưa hiểu biết nhiều về dịch bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có đủ vắc xin để phòng bệnh, người dân hoang mang.

Nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã phải áp dụng các biện pháp hành chính để kiểm soát hiệu quả dịch bệnh như giãn cách xã hội, cách ly diện rộng.

Tuy nhiên chiến lược này chỉ tập trung vào phòng chống dịch, kiểm soát được dịch bệnh nhưng lại ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Thời điểm này, Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11-10-2021 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Mục tiêu vừa đảm bảo kiểm soát hiệu quả dịch bệnh vừa tạo điều kiện phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới.

Thực tế cho đến nay đã chứng minh nghị quyết 128 là kịp thời, đúng đắn, tại thời điểm quyết định thành công. Dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân trở lại bình thường, trẻ em được vui chơi, đến trường học tập an toàn", bà Hương nhấn mạnh.

Số ca mắc COVID-19 giảm sâu, có cần tiếp tục đeo khẩu trang, khử khuẩn...? Số ca mắc COVID-19 giảm sâu, có cần tiếp tục đeo khẩu trang, khử khuẩn...?

TTO - Số ca mắc COVID-19 trên thế giới cũng như tại Việt Nam những ngày gần đây đã giảm sâu. Vậy các biện pháp như đeo khẩu trang, khử khuẩn, tiêm vắc xin… có thực sự cần thiết?

DƯƠNG LIỄU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp