Theo ông Hùng, Chính phủ đã chỉ đạo Hà Nội xây dựng cầu vượt nhẹ để giải quyết ùn tắc giao thông và cầu vượt Láng Hạ - Thái Hà và Tây Sơn - Chùa Bộ được thông xe đầu tiên vào ngày 26-4-2012.
“BW muốn cho xe buýt nhanh (BRT) đi lên cầu vượt thì họ phải bỏ tiền ra để gia cường và thành phố đồng ý. Còn nếu BRT không đi ở trên thì đi ở dưới cũng được. Xe buýt của mình vẫn đi ở dưới” - ông Hùng nói.
Dự án xây dựng tuyến xe buýt nhanh BRT có tổng mức đầu tư 49 triệu USD là một trong những hợp phần của Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội do WB tài trợ vốn được khảo sát nghiên cứu từ trước năm 2010. Tuyến BRT này có chiều dài khoảng 14,7km, điểm đầu từ Yên Nghĩa (Hà Đông), điểm cuối tại bến xe Kim Mã. Lộ trình tuyến từ bến xe Kim Mã - GiảngVõ - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Lê Trọng Tấn (Hà Đông) - quốc lộ 6 - bến xe Yên Nghĩa và ngược lại. Hai làn đường riêng dành cho tuyến buýt này được trí sát dải phân cách giữa các tuyến đường mà tuyến buýt đi qua, nhà chờ được xây dựng tại các khu vực gần ngã tư giao cắt giữa các tuyến đường phố. Vì vậy phải gia cố cầu vượt Láng Hạ - Thái Hà thì tuyến BRT mới đi được phần giữa dải phân cách từ phố Láng Hạ đến Lê Văn Lương.
Hiện dự án BRT đã thực hiện một số hạng mục và dự kiến đưa vào vận hành đầu năm 2015. Ngày 21-3, Ban Quản lý dự án Đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội (Sở GTVT) cũng đã tổ chức khởi công xây dựng gói thầu Trạm trung chuyển Bến xe Kim Mã thuộc hợp phần xây dựng tuyến xe buýt nhanh BRT.
Trước đó, trong các cuộc làm việc với Thành phố Hà Nội, đại diện WB đã tỏ ra không hài lòng và tính tới phương án dừng dự án BRT do các công trình cấp bách chống ùn tắc giao thông của Hà Nội triển khai thời gian qua không tương thích với các dự án thuộc Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội. Trong đó, việc xây cầu vượt nhẹ Láng Hạ - Thái Hà chỉ phục vụ xe con (xe buýt) không được qua khiến dự án BRT gặp khó khăn do phần đường dưới cầu vượt còn lại quá hẹp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận