25/03/2019 16:41 GMT+7

Vương triều Nhật hoàng mới không đặt tên theo điển tích Trung Quốc

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Thay vì thể theo lệ cũ, tên gọi cho vương triều Nhật hoàng mới của Thái tử Naruhito sẽ được lấy từ điển tích Nhật Bản, không phải điển tích Trung Quốc như trước.

Vương triều Nhật hoàng mới không đặt tên theo điển tích Trung Quốc - Ảnh 1.

Akihito cùng Thái tử Naruhito vẫy chào người dân tại Hoàng cung Tokyo, Nhật Bản - Ảnh: REUTERS

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố tên vương triều mới của Nhật Bản sẽ được công bố ngày 1-4, một tháng trước khi Nhật hoàng Akihito thoái vị.

Cụ thể, Nhật hoàng Akihito sẽ thoái vị vào ngày 30-4 và Thái tử Naruhito sẽ đăng cơ ngày 1-5.

Theo Nikkei Asian Review, Nhật hoàng Akihito là Hoàng đế đầu tiên thoái vị kể từ khi Nhật Bản thành lập chính phủ hoạt động dựa trên hiến pháp. Quốc gia này không có tiền lệ công bố tên vương triều trước khi một Hoàng đế mới lên ngôi.

Gengo - tên gọi vương triều Nhật, được sử dụng trong suốt thời gian trị vì của Nhật hoàng. Tên gọi này sẽ được nội các thông qua và công bố cùng ngày, theo quy định trong Đạo luật tên triều đại (Era Name Act).

Vương triều Nhật hoàng mới không đặt tên theo điển tích Trung Quốc - Ảnh 2.

Nhật Hoàng Akihito trong lễ đăng cơ lên Ngai Hoa Cúc năm 1990 - Ảnh: REUTERS

Quy trình đặt tên lần này sẽ tương tự như thời kì chuyển đổi từ triều đại Showa sang Heisei vào năm 1989.

Chính phủ Nhật Bản đã chính thức tham vấn cùng các chuyên gia văn học Nhật Bản, văn học Trung Quốc, lịch sử Nhật Bản và Đông Á để lập ra danh sách tham khảo.

Danh sách đề xuất bao gồm 20 cái tên sẽ được lọc lại còn hai tới ba cái, trước khi nội các Nhật đưa ra quyết định cuối cùng. Nhật hoàng sau đó sẽ ký thông qua quyết định này và Chánh văn phòng Nội các sẽ công bố tên vương triều mới.

Tên gọi của một vương triều Nhật Bản thường thể hiện nguyện vọng của người dân, bao gồm hai kí tự và dễ đọc viết.

Vương triều Nhật hoàng mới không đặt tên theo điển tích Trung Quốc - Ảnh 3.

Một nhà sản xuất lịch tại Nhật Bản đang chuẩn bị lịch cho năm 2019 - Ảnh: REUTERS

Trước đây, những tên gọi này thường được lấy từ điển tích Trung Quốc. Tuy nhiên, theo Japan Times, các lựa chọn tên gọi cho vương triều mới sẽ được lấy ý tưởng từ điển tích của Nhật.

Dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng ngay cả khi tên vương triều mới xuất phát từ văn học Nhật Bản, tên gọi này vẫn có nguồn gốc sâu xa từ văn học Trung Quốc.

Lý do được Japan Times đưa ra là vì có rất nhiều điển tích Nhật Bản được viết theo phong cách và văn phong Trung Hoa cổ.

"Một từ càng trang trọng, càng dễ có nguồn gốc từ điển tích Trung Quốc", một chuyên gia trả lời Japan Times.

Vương triều Nhật hoàng mới không đặt tên theo điển tích Trung Quốc - Ảnh 4.

Cố chánh văn phòng Nội các Nhật, Keizo Obuchi, tuyên bố bắt đầu vương triều Heisei năm 1989 - Ảnh: NIKKEI ASIAN REVIEW

Điển hình như tên gọi "Heisei", hay còn gọi là thời kỳ Bình Thành.

Theo cố thủ tướng Nhật Keizo Obuchi, niên hiệu Bình Thành được lấy theo hai tác phẩm Trung Quốc là Sử ký Tư Mã Thiên và Kinh Thư.

Trong Sử ký, câu "Nội bình ngoại thành" xuất hiện trong phần ca ngợi sự cai trị sáng suốt của vua Thuấn - vị vua thời huyền sử Trung Hoa. Kết hợp với câu "Địa bình thiên thành" trong Kinh Thư, tên gọi "Bình Thành" ra đời và mang nghĩa "thái bình muôn nơi".

Chính phủ Nhật quyết định công bố tên một tháng trước lễ đăng cơ nhằm giúp quá trình chuyển đổi trong nước được dễ dàng hơn. Niên hiệu của vương triều thường được in kèm các tài liệu chính thức, lịch và cài đặt theo hệ thống máy tính tại Nhật.

Bí mật của các thiền sư Nhật Bản: Tự ướp xác chính họ

TTO - Nhiều năm về trước, giới khoa học hết sức kinh ngạc khi lần đầu tiên nhìn thấy xác ướp của các nhà sư Nhật Bản. Họ không hề giống chút nào với các xác ướp vua chúa được tìm thấy ở Ai Cập. Bí mật nằm ở đâu?

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp