Phóng to |
Du khách chống xuồng câu cá tại vùng lõi VQG U Minh Thượng - Ảnh: K.Nam |
Phóng to |
Trao tặng Chứng chỉ Vườn di sản ASEAN - Ảnh: K.Nam |
Theo ông Lâm Hoàng Sa - phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - cả khu vực ĐBSCL hiện chỉ còn duy nhất hệ thực vật rừng của vùng lõi VQG U Minh Thượng có những đặc điểm của rừng cực đỉnh nguyên sinh. Đó là các ưu hợp rừng tràm hỗn giao và rừng tràm trên đất than bùn với diện tích gần 3.000 ha.
Ông Lê Hoàng Hưởng - giám đốc Ban Quản lý VQG U Minh Thượng - cho biết các kết quả khảo sát khoa học gần đây nhất cho thấy hệ sinh thái rừng tràm trên đất than bùn tại VQG U Minh Thượng có tầm quan trọng đặc biệt, là nơi nuôi dưỡng, trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm, đặc trưng và nguy cấp. Chúng đóng vai trò quan trọng trong cân bằng sinh thái, điều hòa dòng chảy, duy trì ổn định khí hậu, chất lượng nguồn nước và quá trình hình thành đất.
Thứ trưởng Bùi Cách Tuyến cho biết Việt Nam là một trong bốn quốc gia tham gia dự án “Phục hồi và sử dụng bền vững đất than bùn trong khu vực Đông Nam Á” (dự án Peatland). VQG U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang và VQG U Minh Hạ tỉnh Cà Mau là hai điểm trình diễn của dự án này. Trong đó, VQG U Minh Thượng là Vườn di sản ASEAN đầu tiên về đất than bùn của cả khu vực ASEAN.
VQG U Minh Thượng thuộc tổng thể Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang đã được UNESCO công nhận vào ngày 27-10-2006, bao gồm ba vùng lớn là: VQG Phú Quốc, VQG U Minh Thượng, Khu bảo tồn Hòn Chông, Khu bảo tồn biển và rừng phòng hộ ven biển. Dân số sinh sống trong khu dự trữ sinh quyển khoảng 500.000 người (tương đương 1/3 dân số cả tỉnh) với ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận