Đường hầm sông Sài Gòn bị phong tỏa 5 tiếng ngày 15-10 - Ảnh: LÊ PHAN
Bước đầu điều tra cho thấy xe tải chở cam của tài xế Hồ Vũ Linh Thụy (40 tuổi, quê Đồng Nai) có dấu hiệu cơi nới và vượt quá chiều cao cho phép.
Vậy giải thích ra sao về việc tài xế Thụy lái xe lọt qua các điểm giới hạn trên đường Võ Văn Kiệt như các dạ cầu và khung giới hạn chiều cao đầu đường hầm sông Sài Gòn có chiều cao giới hạn là 4,2m nhưng lại đụng phần mái che phục vụ công tác thi công của cầu số 19 có giới hạn 4,6m?
Đại diện Công an Q.2 cho biết: "Về giới hạn độ cao ghi trên các biển báo là thông số chiều cao tối đa mà các phương tiện lưu thông không được vượt qua chứ không phải là chiều cao thật của các khung giới hạn, dạ cầu.
Việc xe chở cam qua lọt các điểm trên vì chiều cao thực tế các điểm này cao hơn so với chiều cao lúc đó của xe tải. Đây là sự hiểu lầm và đánh giá sai của tài xế nên khi tới phần mái che của cầu số 19 thì xảy ra sự cố va chạm".
Phía Sở GTVT TP.HCM cũng cung cấp thông tin về thông số biển báo giới hạn chiều cao tại tuyến đường qua đường hầm sông Sài Gòn cho các tài xế lưu ý .
Hiện nay, tại hai đầu đường hầm sông Sài Gòn có lắp đặt biển báo hiệu số P.117 "Hạn chế chiều cao" (theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41: 2016/BGTVT) với trị số ghi trên biển báo là 4,2m. Tại vị trí mái che phục vụ thi công cầu số 19 có chiều cao thực tế thấp nhất là 4,48m.
Một số cầu băng qua đường Võ Văn Kiệt cũng có lắp đặt biển báo hạn chế chiều cao với trị số ghi trên biển báo tại cầu Ông Lãnh là 4,2m (chiều cao thực tế là 4,7m); cầu Nguyễn Tri Phương là 4,3m (chiều cao thực tế tại làn đường dành cho ôtô là 4,8m); cầu Calmette là 4,5m (chiều cao thực tế là 5m).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận