Nhân viên của Công ty Tân Hiệp Phát trình diễn quy trình phát hiện vật thể lạ trong chai nước - Ảnh: Đức Trong |
Tuy nhiên, cách hành xử của công ty này lại không bình thường khi đi ngược nguyên tắc thỏa thuận tự nguyện giữa hai chủ thể.
Giao dịch trên thị trường luôn tuân thủ nguyên tắc thuận mua vừa bán. Giao dịch không thể xảy ra nếu thiếu người mua (khách hàng) hoặc bên bán (doanh nghiệp).
Doanh nghiệp có cơ hội tự chứng minh, thuyết phục, thỏa thuận, bồi thường... trực tiếp với khách hàng.
Tuy nhiên, Tân Hiệp Phát đã nhiều lần tự từ bỏ cơ hội này khi đẩy khách hàng vào vai trò đối kháng trực tiếp bằng cách mời công an vào giải quyết vụ việc nhằm tạo lá chắn, trấn áp dư luận.
Không cần đến cơ quan công an, Tân Hiệp Phát vẫn có thể tự mình xử lý đường hoàng trong vai trò một chủ thể chính của giao dịch.
Nếu thật sự “sở hữu các công nghệ, thiết bị hiện đại nhất thế giới”, công ty hãy phản bác tố cáo của anh Võ Văn Minh trước công luận và có quyền tẩy chay khách hàng này.
Nhà nước có quyền lực nhưng không phải là chủ thể quyết định trong giao dịch thị trường. Vì thế, mức độ tác động của các biện pháp nhà nước lên doanh nghiệp không thể nhanh, trực tiếp bằng phản ứng của khách hàng và thị trường.
Doanh nghiệp không rõ ràng, thiếu minh bạch, người tiêu dùng sẽ quay lưng.
Trong tình huống xảy ra tranh chấp trong giao dịch thị trường, cơ quan nhà nước nên tôn trọng quyền thỏa thuận của hai bên, giữ vững vai trò trung lập và tránh can thiệp, hình sự hóa vụ việc.
Trước việc liên tiếp nhiều phản ảnh liên quan đến Tân Hiệp Phát, Nhà nước cần nhanh chóng thể hiện vai trò quản lý nhà nước của mình trong công tác quản lý an toàn thực phẩm, thị trường, kinh tế, bảo vệ người tiêu dùng, đặc biệt rà soát lại toàn bộ diễn tiến phản ảnh kéo dài từ trước đến nay để có cách ứng xử thích hợp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận