Trong khi đó, đúng theo quy trình là phải kiểm tra nước đầu ra sau khi bảo trì hệ thống và có biên bản bàn giao mới vận hành thiết bị.
Cũng theo ông Khánh, ban đầu nguyên nhân khiến 8 bệnh nhân đang chạy thận chết được cho là sốc phản vệ.
Tuy nhiên, sau quá trình xem xét, hội đồng chuyên môn đánh giá 18 bệnh nhân bị nhiễm độc cấp qua đường máu. Các bệnh nhân có nhiều biểu hiện giống nhau như khó thở, nôn, rối loạn tiêu hóa, một số có diễn biến nặng như ngừng tuần hoàn, trụy mạch.
Hội đồng chuyên môn nghiêng về giả thuyết rằng nước RO dùng trong ca chạy thận có bất thường chính là nguyên nhân dẫn đến sự cố.
Trước đó, ngày 29-5 toàn bộ 18 bệnh nhân gặp sự cố khi đang được lọc máu tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, trong đó tám người tử vong.
Việc công bố chính xác nguyên nhân dẫn đến sự cố này sẽ phải đợi cơ quan điều tra của Bộ Công an và Công an tỉnh Hòa Bình kết luận.
Cùng ngày, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế Lương Ngọc Khuê có hai văn bản gửi Sở Y tế Hòa Bình và Bệnh viện Bạch Mai. Ông Khuê giao Sở Y tế Hòa Bình điều động cán bộ, chuẩn bị giường, phòng bệnh, nước RO để sẵn sàng vận hành lô máy chạy thận do Bộ Y tế hỗ trợ Hòa Bình đồng thời giao Bệnh viện Bạch Mai cử chuyên gia hỗ trợ Hòa Bình rà soát quy trình chuẩn, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Lô thiết bị này dự kiến gồm 10-15 máy chạy thận, được đặt tại Bệnh viện đa khoa thành phố Hòa Bình. Khi lô thiết bị này được đưa vào sử dụng, trên 100 bệnh nhân suy thận mãn trước ngày 29-5 điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình không còn phải về Hà Nội mỗi tuần ba lần để lọc máu chu kỳ. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận