Gỗ tròn được cưa xẻ thành nhiều gỗ hộp thành phẩm đưa ra khỏi rừng - Ảnh: LK
Ban quản lý rừng phòng hộ Krông Pha, đơn vị chủ rừng, cho rằng đây không phải vụ cưa xẻ, vận chuyển lâm sản mà ban này tổ chức thu gom lâm sản khai thác rừng trái phép nhằm tránh lãng phí.
Theo báo cáo của Ban quản lý rừng phòng hộ Krông Pha, ban đã có kế hoạch thu gom từ ngày 17-1 đến 31-1 và đã thuê nhân công ngoài vào rừng cưa xẻ thân gỗ tròn thành nhiều gỗ hộp đưa ra khỏi rừng để thu gom lâm sản.
Số người tham gia thu gom có 30 người, gồm người của Ban quản lý rừng phòng hộ Krông Pha, Hạt Kiểm lâm Ninh Sơn, Hạt Kiểm lâm Đơn Dương (Lâm Đồng) và nhân công.
Hàng trăm lóng gỗ hộp tại hiện trường phá rừng - Ảnh: LK
Tuy nhiên, một cán bộ nguyên là phó phòng cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết theo quy định, việc xử lý lâm sản (cây gỗ) được cưa hạ trái phép tại rừng không được xẻ cây gỗ thành nhiều lóng gỗ hộp thành phẩm rồi đưa ra khỏi rừng như lâm tặc từng làm, mà phải cắt ngắn thân gỗ tròn để dễ vận chuyển, nếu đường rừng xe tải không vào được. Một trường hợp xử lý khác là phải đốt hủy cây gỗ khai thác trái phép tại chỗ.
"Việc xử lý, thu gom lâm sản tại rừng của đơn vị chủ rừng như vậy là có sai về quy trình xử lý vì không đánh dấu số thứ tự lóng gỗ hộp nên khó biết được số lượng gỗ hộp thực chở về trụ sở ban là bao nhiêu" - vị này nói.
Trả lời vì sao vụ phá rừng với khối lượng lớn mà không khởi tố vụ án, ông Dương Đình Sơn, phó phụ trách Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Thuận, cho biết vị trí bị phá tại khoảnh 8, tiểu khu 73 với bảy cây rừng bị cưa hạ có khối lượng 24,156 m3 gỗ tròn. Việc không khởi tố vụ án được vì ngành kiểm lâm không biết đối tượng phá rừng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận