16/02/2013 16:50 GMT+7

Vụ nổ thiên thạch ở Nga: lớn nhất trong 100 năm qua

HẢI MINH
HẢI MINH

TTO - Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết thiên thạch vừa phát nổ trên bầu trời Nga ngày 15-2 là thiên thạch lớn nhất trong 100 năm qua tới gần Trái đất.

ifqksB15.jpgPhóng to
Một mảnh thiên thạch đã làm vỡ băng trên hồ Cherbakul và để lại một miệng hố rộng khoảng vài mét - Ảnh: TLG

NASA ước tính khối thiên thạch có kích thước bằng một xe buýt và cân nặng khoảng 7.000 tấn, phát nổ với một lực tương đương 20 quả bom nguyên tử, theo báo Mỹ USA Today. May mắn là “bầu khí quyển đã hấp thu phần lớn năng lượng đó”, theo lời Amy Mainzer, một nhà khoa học ở phòng thí nghiệm phản lực của NASA.

Khối thiên thạch xuất hiện chỉ vài giờ trước khi một tiểu hành tinh với ký hiệu 2012 DA14 tới gần Trái đất ở khoảng cách 27.000km, gần nhất từ trước tới nay. Jim Green, giám đốc phụ trách khoa học về các hành tinh của NASA, nói hai sự kiện nối tiếp nhau này là rất hiếm có. “Đây thật sự là sự kiện hiếm có mang tính lịch sử - ông nói trên NASA TV - Những quả cầu lửa này xuất hiện hằng ngày, nhưng chúng ta không thấy được chúng vì chúng rơi ở đại dương hay những vùng xa xôi”.

Khối thiên thạch bay vào bầu khí quyển với tốc độ 16 km/giây và vỡ thành từng mảnh ở khoảng cách 28-51km cách mặt đất, theo Viện Khoa học Nga. NASA nói đây là khối thiên thạch lớn nhất rơi xuống Trái đất từ năm 1908, khi một khối thiên thạch rơi xuống Tunguska, Siberia và san phẳng 80 triệu cây trong một vùng rộng hàng nghìn km2.

Hai sự kiện cũng nêu ra những câu hỏi về sự sẵn sàng của chúng ta trong các vụ va chạm nguy hiểm với các tiểu hành tinh. “Chúng ta phải thảo luận những vấn đề này một cách logic và duy lý”, nhà vật lý học ở Đại học bang California Santa Barbara, Philip M. Lubin, nói. “Chúng ta phải ngăn ngừa hơn là đối phó với các đe dọa. Lẩn trốn sẽ không phải là một lựa chọn - Lubin nói - Chúng ta có thể làm được điều gì đó. Vì vậy hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ rồi sau đó là lớn hơn”.

L5Pqa4cX.jpgPhóng to
Phác họa ý tưởng về hệ thống DE-STAR tiến hành phân tích về khả năng tan biến trong khí quyển và cấu tạo của tiểu hành tinh, để khi cần thiết sẽ phóng đi một phi thuyền vũ trụ liên hành tinh phá hủy tiểu hành tinh này từ Trái đất - Ảnh: SPACE.com/Philip M. Lubin

Lubin và các đồng nghiệp đã suy nghĩ về một hệ thống mà họ gọi là DE-STAR, hay hệ thống theo dõi các tiểu hành tinh hoạt động bằng năng lượng mặt trời. Ý tưởng là tập trung năng lượng từ mặt trời và chuyển thành một chùm tia đủ mạnh để đổi hướng hoặc làm tiêu biến các tiểu hành tinh có thể gây hại cho Trái đất.

“Hệ thống này không khác mấy với ý tưởng trong phim Star Trek” - Gary B. Hughes thuộc Đại học Công nghệ California nói -Tất cả các yếu tố cần thiết đã có sẵn, có thể là chưa ở quy mô như yêu cầu, nhưng đều đã có”.

Những câu hỏi về vụ nổ thiên thạch ở Nga

* 27.000km không phải là khoảng cách quá lớn. Làm sao các nhà khoa học có thể tính toán rằng tiểu hành tinh 2012DA141 không va vào Trái đất?

- Đúng là họ có thể tính toán khá chính xác chuyển động của tiểu hành tinh cũng như tiên đoán chuyển động, nhờ có Isaac Newton.

* Tại sao thiên thạch ở Nga không được phát hiện trước?

- Hầu hết thiên thạch đều không bị phát hiện. Hàng nghìn thiên thạch như thế ảnh hưởng tới Trái đất mỗi ngày, nhưng rất hiếm khi có những thiên thạch lớn như thế này.

* Các thiên thạch và tiểu hành tinh va vào Trái đất thường xuyên ra sao?

- Với các thiên thạch là hàng nghìn mỗi ngày, những hòn đá rất nhỏ. Với các tiểu hành tinh lớn hơn nhiều thì rất hiếm.

* Thiên thạch có liên quan tới 2012DA14?

- Có thể chỉ là sự trùng hợp. Tính toán của Cơ quan Vũ trụ châu Âu cho thấy thiên thạch đi từ bắc sang nam, trong khi 2012DA14 đi theo hướng ngược lại.

* Tại sao thiên thạch phát nổ?

- Thiên thạch chỉ là khối vật chất, nhưng ở tốc độ cao với năng lượng cực lớn sẽ phát nổ và giải phóng nhiều năng lượng.

HẢI MINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp